PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQGHN
Email: tuan@ussh.edu.vn
ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQGHN
Email: ng.minhnguyet90@gmail.com
========================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn và ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ VIỆT NAM CỦA HỌC GIẢ PHÁP (1865-1954) " (ÉTUDES SUR L’URBANISME AU VIETNAM PAR DES CHERCHEURS FRANÇAIS (1865-1954).
Tóm tắt: Trong các công trình nghiên cứu của học giả người Pháp trước năm 1954, vấn đề lịch sử hình thành và phát triển của các đô thị ở Việt Nam xuất hiện với mật độ thường xuyên trên các tạp chí nghiên cứu khoa học lớn ở Đông Dương: từ đô thị Thăng Long ở Bắc Kỳ, kinh đô Huế ở Trung Kỳ cùng cấu trúc thành lũy Gia Định tại Nam Kỳ… Các bài nghiên cứu phản ánh nhiều lĩnh vực của đô thị Việt Nam như kinh tế, văn hóa, tôn giáo, kiến trúc… góp phần bổ sung nhiều mảnh ghép và sắc màu trong bức tranh toàn cảnh về lịch sử đô thị Việt Nam giai đoạn trung - cận đại.
Đặc biệt, cùng với sự ra đời của hệ thống tạp chí Pháp ngữ, việc xuất bản các sách chuyên khảo ngay từ những ngày đầu của chế độ thuộc địa cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người Pháp đến các khía cạnh của sử học nói chung, vấn đề đô thị trong lịch sử Việt Nam nói riêng. Chỉ cần khảo sát qua một số tập san ra đời trong thời kỳ này, chúng ta dễ dàng nhật thấy số lượng các công trình khảo cứu về các đô thị trong lịch sử Việt Nam chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tương quan với các chủ đề sử học khác về nông thôn Việt Nam. Vì vậy, có thể nói rằng, từ cuối thế kỷ XIX – đến đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu Pháp đã đặt nền móng cho xu hướng nghiên cứu hiện đại về lịch sử đô thị và đô thị học ở Việt Nam.
Trên cơ sở khảo cứu các tạp chí và ấn phẩm đương thời, bài viết này phân tích một cách hệ thống sự hình thành, các giai đoạn phát triển chính và những trọng tâm nghiên cứu về đô thị Việt Nam của các học giả Pháp. Thông qua đó, bài viết cũng phân tích những khuynh hướng tiếp cận về lịch sử đô thị Việt Nam được các học giả Pháp quan tâm sử dụng trong thời kỳ này.
Résumé:
On peut constater que les questions sur l’histoire et le développement des villes au Vietnam ont été abordées assez fréquemment sur les revues d’études scientifiques de prestige en Indochine, précisément dans des ouvrages de recherche de chercheurs français réalisés avant 1954, qu’il s’agisse de Thang Long du Tonkin, de l’ancienne capitale Hue d’Annam, de l’ancienne citadelle de Gia Dinh de Cocinchine… Ces études ont traité des aspects des plus divers des villes vietnamiennes: économique, culturel, religieux, architectural…, et elles ont ainsi contribué à rendre notre tableau global sur l’urbanisme à l’ère postmoderne du Vietnam bien plus complet et riche en couleurs.
Surtout, de pair avec la naissance des revues en français, la publication des monographies dès les débuts du régime colonial a elle aussi démontré l’intérêt particulier que les français portaient alors sur les aspects historiques en général et sur les questions de l’urbanisme vietnamien en particulier. Il nous suffirait de jeter un coup d’oeil à un certain nombre de revues datées de cette période pour constater que le nombre des monographies sur l’histoire et le développement des villes vietnamiennes est tout à fait comparable à celui des thèmes sur la campagne vietnamienne. Nous pouvons donc affirmer que les chercheurs français ont posé depuis la fin du XIX ème siècle jusqu’au début du XX ème siècle les premières briques de la faculté de recherche moderne en urbanisme au Vietnam.
Sur la base de monographies sur des revues et publications datées de cette période, cet article essaie d’offrir une analyse méthodique sur le processus de formation, les périodes de développement principales des villes vietnamiennes, ainsi que sur les champs d’intérêt des chercheurs français sur l’urbanisme au Vietnam.On pourra découvrir là aussi leurs diverses approches de l’urbanisme.