TS.Phạm Văn Quang, Trường Đại học KHXH&NV-Đại học Quốc gia TP.HCM
Email: quangpv@hcmussh.edu.vn
===========================================================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS.Phạm Văn Quang sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « Đông Dương Tân Tạp chí: một không gian chuyển giao văn hóa" (La Nouvelle Revue Indochinoise : un vecteur de transfert culturel).
Tóm tắt : Đông Dương Tân Tập chí (NRI) (1936-1940) ra đời trong những hoàn cảnh thời gian và không gian đặc biệt : một tạp chí thuộc trường lực văn hóa Pháp nhưng lại hiện diện trên bán đảo Đông Dương. Chính những hoàn cảnh địa lý đó đã cho phép tạp chí « trở thành cây cầu nối giữa hai đất nước Đông-Pháp » và đưa con người của thời đại đến « khám phá hai bến bờ ». Tạp chí cũng xuất hiện trong một thời đại mà nền báo chí đang nở rộ ở Đông Dương và nó đặc biệt nhạy bén với những vấn đề tri thức và văn hóa đương thời. Đi theo mô hình của Tân Tạp chí Pháp, Đông Dương Tân Tạp chí liên quan trực tiếp đến trường lực văn chương, nhất là ở thời điểm mà các trí thức trẻ Việt Nam Pháp ngữ đang cố gắng thể hiện tiếng nói của mình trên văn đàn thế giới. Chính giáo sư, nhà văn Christiane Fournier, người sáng lập tờ tạp chí, đã luôn sẵn sàng và nhiệt tình cổ võ cho những người trẻ này, đồng thời nhìn nhận tờ tạp chí như một không gian gặp gỡ, chia sẻ, một không gian chiến thuật và thể nghiệm văn chương. Như vậy, dù là một tạp chí có tuổi đời không dài, nhưng dưới góc độ xã hội học, nó đã có thể trở thành một không gian thiết chế để các tác nhân tiến hành chinh phục các vị thế và chiếm hữu quyền lực trong trường lực văn hóa và tri thức. Từ viễn cảnh xã hội học, chúng tôi muốn xem xét vị trí của Đông Dương Tân Tạp chí trong đời sống văn hóa nói chung và trong trường lực văn chương nói riêng. Một cách cụ thể, chúng tôi sẽ phân tích các trạng huống xã hội, tri thức và văn hóa của các tác nhân tham gia vào tạp chí này, cũng như chiến thuật vận hành và sự định vị của tạp chí trong không gian tạp chí nói chung ở Đông Dương. Mục đích cuối cùng là làm nổi bật tạp chí như một mô hình chuyển giao văn hóa và chuyển lưu ký ức cộng đồng.
Résumé : La Nouvelle Revue Indochinoise (NRI) (1936-1940) est née dans des situations spacio-temporelles particulières : une revue appartenant au champ culturel français mais présente sur la péninsule indochinoise, ce qui lui permet de « jeter un pont entre nos deux pays, France et Indochine » et amène les gens de l’époque à « connaître deux rivages ». Elle a apparu également dans une période où le monde de la presse était en plein épanouissement en Indochine et qu’elle était particulièrement sensible aux débats intellectuels et culturels de l’époque. À l’instar de La Nouvelle Revue Française, la NRI ressortit directement au champ littéraire, notamment au moment où de jeunes intellectuels vienamiens francophones cherchaient à faire entendre leur voix dans le concert de la littérature internationale. Sa fondatrice, Christiane Fournier, écrivaine et professeur, s’acharnait à la promotion pour ces jeunes recrues, tout en considérant la revue comme un espace de rencontres et de partages, un espace statégique et expérimental du champ littéraire. Aussi la NRI, malgré sa vie éphémère, peut-elle, dans une perspective sociologique, devenir un instant d’institution par lequel les acteurs procèdent à conquérir des positions et prennent le pouvoir dans le champ culturel et intellectuel. De ce point de vue sociologique, nous voudrions nous interroger sur la position de la NRI dans la vie culturelle en général et au sein du champ littéraire en particulier. Il s’agira, plus précisément, de mettre en évidence les dispositions sociales, intellectuelles et culturelles des acteurs de la NRI, son posisitionnement dans l’espace des revues en Indochine et ses stratégies de fonctionnement. L’objectif final est de faire ressortir cette revue comme un modèle de transfert culturel et de transmission de mémoire collective.