TS. Phùng Ngọc Kiên, Viện Văn học
Email: phungkien03@gmail.com
===============================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Phùng Ngọc Kiên sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : «HÌNH DUNG VỀ NGƯỜI PHÁP TRÊN BÁO CHÍ ĐÔNG DƯƠNG: TRƯỜNG HỢP TỰ LỰC VĂN ĐOÀN" (représentation française dans la presse colonialecas de Tự lực văn Đoàn).
Tóm tắt: Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX lần đầu tiên chứng kiến sự chung sống của nhiều nếp sống giai tầng khác nhau, và điều này in đậm trên báo chí đương thời. Tạp chí Phong Hóa của nhóm Tự lực văn đoàn với khẩu hiệu Âu hóađã tự nhiệm vai trò thay đổi lối sống cho lớp tư sản thành thị mới xuất hiện. Đấy cũng là một chiến lược chiếm giữ vị thế trong trường trí thức của một tờ báo mới với những trí thức trẻ tây học. Vị thế này, mang tính tư sản và nhanh chóng trở nên áp đảo, gắn với những hình dung về nước Pháp như các chuẩn mực xã hội và văn chương, chúng nhanh chóng trở thành một phần của xã hội Việt Nam hiện đại. Do thế chúng tôi dự định xem xét những biểu hiện của sự hình dung này, theo hướng nghiên cứu hình ảnh trong văn học, nhằm chỉ ra sự cụ thể hóa những lựa chọn của giới trí thức trên tiến trình chinh phục một sự tự chủ bán phần của trường văn học Việt Nam thời thuộc địa.
Từ khóatrường văn học, trường trí thức, Tự lực văn đoàn, Phong Hóa, Âu hóa, nghiên cứu hình ảnh.
Résumé: La société vietnamienne du début du XX siècle connait la juxtaposition de différentes manières de vie en concurrence l’une avec l’autre, qui s’inscrivent pratiquement dans la presse contemporaine. La revue Phong Hóa de Tự lực văn đoàn (Corps des littéraires autonomes), avec le mot d’ordre Âu hóa(rendre européenne à la société vietnamienne), s’assume le rôle de civiliser la bourgeoisie vietnamienne. Il s’agit de la stratégie de la prise de la position dans le champ intellectuel d’une nouvelle revue des nouveaux arrivés formés à la française. Cette position, plutôt bourgeoise et rapidement devenue dominante, habite la représentation française comme une des normesà la fois sociale et littéraire, qui participent de la société moderne du Việt Nam. Alorsla considération des représentations françaises dans Phong Hóa, suivant la piste d’imagologie dans les études littéraires,nous permettra de concrétiser les choix des intellectuels à la conquête d’une autonomie partielle du champ littéraire dans le Việt Nam colonial.
Mot-clés: champ littéraire, champ intelectuel, Tự lực văn đoàn, Phong Hóa, Âu hóa, imagologie