TS. Nguyễn Thùy Linh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội
Email: thuylinh.ussh@gmail.com
==========================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Nguyễn Thùy Linh sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « Kịch Pháp và khuynh hướng lãng mạn trong kịch Việt Nam những năm 1930 (trường hợp Đoàn Phú Tứ)" (Théâtre français et tendances romantiques dans le théâtre vietnamien des années 1930 (Cas de Đoàn Phú Tứ).
Tóm tắt: Bài viết phân tích tác động của văn học Pháp tới quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thời kì thuộc địa từ góc nhìn thể loại kịch. Đã có một thời kì mà sân khấu Việt Nam mang đậm dấu ấn kịch lãng mạn Pháp. Tại sao điều đó lại diễn ra vào thập niên 30 của thế kỉ XX, trong khi kịch Việt Nam những năm 20 còn nặng về thuyết lí về đạo đức? Từ đầu thế kỉ, Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh công bố những bản dịch kịch cổ điển Pháp thì đến thập niên 30, việc dịch thuật đã mở rộng ra các tác giả kịch Pháp hiện đại. Nếu như những tiếp xúc với kịch Pháp giai đoạn đầu thế kỉ tạo tiền đề cho việc khai sinh ra thể loại kịch nói Việt Nam thì đến thập niên 30, việc ảnh hưởng văn học Pháp đã tạo điều kiện cho sự phát triển của những khuynh hướng sáng tác đa dạng. Xem xét sự xuất hiện của khuynh hướng lãng mạn trong kịch Việt Nam những năm 1930 (qua trường hợp Đoàn Phú Tứ) cho phép chúng ta nhìn nhận tác động kịch Pháp tới sự chuyển biến về tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác kịch Việt Nam. Các nhà soạn kịch đương thời phần lớn là những trí thức Tây học, được thụ hưởng nền giáo dục Pháp. Đoàn Phú Tứ vừa là nhà soạn kịch vừa là nhà dịch thuật. Đặt kịch trong trường văn học những năm 1930, chúng ta chứng kiến những thành tựu rực rỡ của khuynh hướng lãng mạn ở phong trào Thơ Mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Trong các tiểu thuyết lãng mạn đương thời, tâm sự của nhân vật Hồng trong Thoát ly và Mai trong Nửa chừng xuân của Khái Hưng cũng là tâm sự của biết bao cô gái tân thời những năm 30 của thế kỷ trước. Nàng đi xem kịch, khi trở về nhà trong lòng chất chứa bao mộng mơ. Nàng nghĩ đến người chồng tương lai đang ở bên Pháp. Những vở kịch lãng mạn! Và nước Pháp! Vào thời kì này, cần nhấn mạnh hiện tượng những tiểu thuyết lãng mạn như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt được phóng tác thành kịch để diễn trên sân khấu
Résumé: L’article analyse l’impact du processus de l’échange de littérature franco-vietnamienne sur le processus de modernisation de la littérature vietnamienne de la période coloniale à partir de la vue des types de théâtre. Considérant l’apparition des tendances romantiques dans le théâtre vietnamien des les années 1930 (cas de Vi Huyền Đắc et Đoàn Phú Tứ), on voit l’influence du théâtre français sur le changement de la pensée et de l’art dans la production des théâtres vietnamiens. Dans les années 1920, Pham Quynh parlait de la traduction du théâtre classique française (Molière, Racine, Corneille) et dans les années 1930, il existait la traduction du théâtre moderne français (Sacha Guitry, J.J.Bernard….). Dans les années 1920, la production du theater était principalement basée sur l’imitation, simulation à partir de la traduction française de l’adaptation du théâtre classique français. Dans les années 1930, la composition du théâtre s’exprimait clairement la création des écrivains. Si le contact avec le théâtre français dans les premières périodes du siècle a créé une condition préalable pour la naissance du théâtre parlé Vietnamien; alors, dans les années 1930, l’échange de littérature franco-vietnamienne a créé une condition préalable pour le développement des tendances de production dont la tendance remarquable est la tendance romantique. En outre, posant le théâtre dans le champ littéraire contemporaine, nous voyons la forte influence de la littérature française qui entraîne l’apogée de la tendance romantique du mouvement de Thơ Mới et Tự lực văn đoàn…