PGS.TS Nguyễn Thanh Tú, Tạp chí Văn nghệ Quân đội
ThS. Bùi Quang Vinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai
Emai: Thanhhaiha2005@yahoo.com.vn
=============================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú và ThS. Bùi Quang Vinhsẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH VÀ VĂN HỌC PHÁP" (NGUYEN AI QUOC- HO CHI MINH ET LA LITTÉRATURE FRANçAISE).
Tóm tắt: Việc làm chủ ngôn ngữ, am hiểu văn hóa Pháp như một phương tiện hiệu quả đã góp phần giúp Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng tạo những kiệt tác văn chương thể hiện khát vọng giải phóng con người, giải phóng đất nước. Bài viết tìm hiểu tác giả tiếp thu, vận dụng văn học Pháp ở ba phương diện: văn học dân gian, văn học hiện đại và các biểu trưng, khái niệm văn hóa, văn học. Những châm ngôn giàu tinh thần đạo lý, những câu chuyện ngụ ngôn Pháp hài hước mà sâu sắc lại trở thành vũ khí đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp, chống chủ nghĩa đế quốc đồng thời thức tỉnh lòng yêu nước ở nhân dân các xứ thuộc địa, bày tỏ lập trường chính nghĩa, yêu hòa bình, quyết tâm bảo vệ chân lý và công lý của cách mạng Việt Nam. Tác giả đặc biệt ưa thích ngụ ngôn La Fontaine, mượn những ngụ ngôn này vào mục đích cách mạng, tinh tế, hóm hỉnh và hiệu quả. Thật thâm thúy và hài hước khi tác giả lấy chính tác phẩm yêu thích của người Pháp để mỉa mai, giễu nhại những người Pháp xấu - những kẻ thực dân. Tiếp thu, học tập, kế thừa tinh hoa văn học Pháp đã góp phần tạo ra một phong cách văn chương Hồ Chí Minh đa dạng, độc đáo, đặc sắc, tinh tế.
Từ khóa: văn hóa Pháp, văn học dân gian, văn học hiện đại, ngụ ngôn, các biểu trưng.
Résumé: Maîtriser la langue, comprendre la culture française comme un moyen efficace l'a aidé à créer des chefs-d'œuvre littéraires exprimant le désir de libérer les gens et le pays. Le texte explore l'approche de l'auteur en saisissant, appliquant la littérature française avec trois aspects: le folklore, la littérature modernes et les symboles caractéristiques, les concepts culturels, littéraires. D'après Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh, les maximes de la morale, les fables françaises humoristiques et profonde sont devenus une arme de lutte avec lequel nous sommes contrées le colonialisme et l'impérialisme français. Dans le même temps, ils ont éveillé le patriotisme et les peuples des colonies, exprimant les vues de la justice, aimant la paix et créant de la détermination pour défendre la vérité et la justice de la révolution vietnamienne. Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh était particulièrement friand de la parabole de La Fontaine qui était français et renommée mondiale pour ses fables avec une signification philosophique et pédagogique et ils sont devenus le classique de l'humanité commune. L'auteur a également emprunté ces fables dans le but révolutionnaire, délicat, spirituel et efficace. Il était profond et subtil et humoristique quand l'auteur a pris une œuvre française préférée en général pour se moquer ironiquement des colonialistes français Apprendre, hériter de la littérature française d'élite a contribué à créer un style de littérature Ho Chi Minh variété, unique, spécial, délicat.
Mots clés: culture française, folklore, littérature moderne, fables, symboles figuratifs.