GS. TS Trần Đình Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
=====================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS. TS Trần Đình Sử sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « Một vài nhận xét về sách nghiên cứu của Pháp được dịch ở Việt Nam thời gian gần đây" (Quelques observations sur la traduction des ouvrages français de la recherche littéraire).
Tóm tắt: Bài viết trình bày một số nhận xét tản mạn, cá nhân, chưa đầy đủ về các sách nghiên cứu của Pháp (chủ yếu ở mảng sách triết học, nghiên cứu văn học, giáo dục học, văn hoá học…) được dịch ra tiếng Việt ở Việt Nam trong thời gian gần đây (từ thập niên 1980 trở lại đây, tức thời kì Đổi mới). Chúng tôi nhận thấy, hầu hết các sách được dịch nhờ nỗ lực của các dịch giả - nhà nghiên cứu trong nước có tài năng, tâm huyết và tầm nhìn cộng với sự tài trợ của các cơ quan văn hoá Pháp (tiêu biểu là đại sứ quán Pháp tại Việt Nam). Các sách nghiên cứu của Pháp được dịch có chất lượng khoa học cao, nội dung mới mẻ, hiện đại, phong phú,… Chúng đã góp phần bổ sung, làm mới thêm các tri thức khoa học giáo dục và khoa học xã hội - nhân văn của các nhà nghiên cứu Việt Nam, trong đó có bản thân tác giả, trong bối cảnh khoa học xã hội – nhân văn, khoa học giáo dục trong nước ngay trước đó chủ yếu theo trường phái Nga – Xô viết hay sau này chủ yếu lại đi theo trường phái Anh – Mỹ. Bản thân tác giả được thụ hưởng nhiều lợi ích từ các công trình dịch thuật đó (đặc biệt là các công trình về nghiên cứu văn học). Tác giả bài viết mong muốn các tổ chức, cơ quan văn hoá Pháp nói riêng và chính phủ Pháp nói chung, các dịch giả và nhà nghiên cứu có tâm và tài tiếp tục quan tâm, lựa chọn, dịch và giới thiệu nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, hiện đại khác của Pháp cho độc giả Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự chuyển giao văn hoá Pháp – Việt một cách tích cực và hiệu quả hơn nữa trong tương lai.
Từ khoá: sác dịch, văn học Pháp, chuyển giao văn hoá, trường phái nghiên cứu Pháp, thời kì Đổi mới
Résumé : Notre contribution propose quelques observations personnelles sur la traduction des études littéraires françaises depuis les années 80 jusqu'aujourd’hui. Si les ouvrages français sont publiés au Việt Nam tout d’abord grâce aux efforts personnelles des traducteurs, qui les ont choisis avec prudence à la base d’une connaissance profonde de leur domaine d’étude, il faut bien compter les concours financées de manière efficace par le Gouvernement français à travers l'Ambassade de la France à Hà Nội. Ces traductions en apportant les nouvelles connaissances ont contribué beaucoup aux sciences humaines et sociales vietnamiennes, qui ont été influencées par les théories sovietiques avant et anglo-americaines aujourd’hui. Il s’agit vraiment d’une diversification culturelle dans la perspective de la mondialisation. En voulant exprimer les gratitudes aux auteurs français, nous attendons à la coopération entre les deux pays, qui permetra à la parution des nouvelles collections académiques importantes dans l’avenir.
Mots clés : traduction, études littéraires, transfert culturel, écoles critiques françaises, Đổi Mới,