TS. Nguyễn Văn Toàn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Email: toannv@hnue.edu.vn
============================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Nguyễn Văn Toàn sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở PHÁP VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU THAM KHẢO MỘT SỐ MÔ HÌNH THÔNG QUA PHÂN TÍCH SO SÁNH" (analyse comparative de la formation des enseignants en france et dans certains pays européens).
Tóm tắt: Đứng trước những thách thức của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, từ khoảng 30 năm trở lại đây, việc đào tạo giáo viên là một mối quan tâm lớn đối với hầu hết các quốc gia. Quá trình, nội dung và phương thức đào tạo giáo viên đang là đối tượng của các cuộc cải cách sâu rộng của các hệ thống giáo dục. Trong bối cảnh Việt Nam cũng đang tiến hành cải cách toàn diện hệ thống giáo dục nói chung và đào tạo giáo viên nói riêng, việc nghiên cứu so sánh cách thức đào tạo giáo viên của các nước có nền giáo dục phát triển ở Châu Âu sẽ cho phép chúng ta có một số thông tin tham khảo về mô hình, nội dung đào tạo và cách thức triển khai, vv. Những phân tích này sẽ đóng góp tích cực vào quá trình tranh luận và tư duy về cải cách đào tạo giáo viên ở nước ta.
Những điểm phân tích và so sánh của bài báo sẽ tập trung vào :
Từ những phân tích trên tác giả rút ra những kết luận lớn mang tính tham khảo và định hướng giúp những nhà quản trị giáo dục ra quyết định và các trường sư phạm có căn cứ để đổi mới chương trình đào tạo giáo viên của nhà trường.
Từ khóa: cải cách giáo dục, mô hình đào tạo giáo viên, nội dung đào tạo, đổi mới chương trình
Résumé : Pour faire face aux défis de la mondialisation et du développement de l'économie du savoir, depuis il y a environ 30 ans, la formation des enseignants est une préoccupation majeure pour la plupart des pays. Le processus, le contenu et les méthodes de formation des enseignants font l'objet de réformes profondes, de remises en question ou de remaniements. Dans le contexte où le Vietnam mène également une réforme radicale du système éducatif en général et celle de la formation des enseignants en particulier, l'étude comparative des divers systèmes de formation des pays qui ont la culture éducative avancée en Europe nous permettra d'avoir des informations de référence sur le modèle, le contenu de la formation et les méthodes de mise en œuvre, etc. Ces analyses permettraient ainsi d’enrichir les débats et la réflexion sur la réforme de la formation des enseignants au Vietnam.
L'analyse et la comparaison de cet article porteront principalement sur :
À partir de ces analyses, l'auteur s'appuie tire quelques conclusions de référence et d'orientation pour aider les éducateurs, les décideurs et les écoles normales supérieures à innover leur programme de formation des enseignants.
Mots clés : réforme éducative, modèle de formation, contenu des formations, innovation des programmes