TS. Phạm Văn Tuyến, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Email: tuyenpv@hnue.edu.vn
==============================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Phạm Văn Tuyến sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – PHÁP: BẰNG CHỨNG TỪ LỊCH SỬ HỘI HỌA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM"
Tóm tắt: Người Pháp mở trường đào tạo mĩ thuật tại Việt Nam vào thời điểm ở phương Tây còn đang trong ảnh hưởng của Chủ nghĩa Ấn Tượng và Hậu ấn tượng. Vì thế, hội họa hiện đại Việt Nam đã tiếp cận song hành học thuật phương Tây và hội họa Ấn tượng Pháp. Các dữ liệu lịch sử và lịch sử mĩ thuật cho thấy quan điểm ứng xử của người Pháp đã làm thay đổi lịch sử mĩ thuật Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng. Sự ra đời trường mĩ thuật Đông Dương với việc đào tạo hội họa và điêu khắc bên cạnh các lĩnh vực mĩ thuật khác đã mở ra trang mới cho hội họa Việt Nam. Bằng thái độ tôn trọng nền văn hóa bản địa, người Pháp đã góp phần lưu giữ thẩm mĩ dân tộc Việt Nam trong các họa sĩ. Từ đó, những họa sĩ Việt Nam danh tiếng của trường mĩ thuật Đông Dương, một mặt chủ động tiếp thu học thuật Cổ điển phương Tây và chủ nghĩa Ấn tượng, đồng thời luôn hướng về quan niệm nghệ thuật truyền thống Việt Nam nên đã có những thành công ban đầu. Nhiều học giả quốc tế đã cho là có một “trường phái An Nam” trong hội họa, đồng thời nhận định rằng hội họa Việt Nam là độc đáo và không giống với các nước lớn như Nhật Bản hay Trung Quốc. Bài viết mong muốn phân tích về sự giao thoa văn hóa Việt Pháp qua vài cứ liệu lịch sử và một số tác giả, tác phẩm hội họa của các họa sĩ được đào tạo tại trường Mĩ thuật Đông Dương. Đây chỉ là một đánh giá góp phần khẳng định sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Pháp - Việt vốn đã là sự thật lịch sử.
Từ khóa:Mĩ thuật truyền thống;Hội họa Ấn tượng; Văn hóa Pháp; Mĩ thuật Đông Dương; Hội họa hiện đại Việt nam.
Résumé : Les Français ont fondé l’Ecole des Beaux-Arts au Vietnam au moment où la peinture occidentale est fortement influencée par l’Impressionnisme et le Post-impressionnisme. Ainsi, la peinture moderne du Vietnam a absorbé tant les écoles d’art occidentales que la peinture impressionniste française. Les documents historiques et l’histoire des Beaux-Arts montrent que la vision française a changé l’histoire des beaux-arts en Indochine en général et celle du Vietnam en particulier. L’inauguration de l’Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine, où l’enseignement de la peinture et de la sculpture était installé parallèlement avec celui d’autres beaux-arts, a ouvert une nouvelle page de la peinture du Vietnam. Avec le respect pour la culture autochtone, les Français ont contribué à maintenir l’identité esthétique au sein des artistes vietnamiens. Dès lors, les peintres vietnamiens de l’Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine, ceux qui ont acquis les connaissances de la peinture classique occidentale et la peinture impressionniste tout en conservant les concepts traditionnels artistiques du Vietnam, ont eu des succès réputés. Certes, plusieurs chercheurs étrangers remarquent qu’il existe une « école d’art d’Annam » dans la peinture, et que la peinture vietnamienne est très originale et particulière, différente de celle des Grandes Puissances comme le Japon ou la Chine. La présente communication souhaite donc analyser l’interculturalité franco-vietnamienne à travers certains preuves et témoignages, certains auteurs et peintures des peintres formés sous les toits de l’Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine. Elle n’est pourtant qu’une évaluation qui sert à affirmer l’interférence entre les deux cultures France et Vietnam qui est en effet une vérité incontournable.
Mots clés : beaux-arts traditionnels, peinture impressionniste, culture française, beaux-arts indochinois, peinture moderne vietnamienne.