TS. Nguyễn Hồng Ngọc, Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Emai: hongngocsdh@gmail.com; hongngoc0080@yahoo.com
=========================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Nguyễn Hồng Ngọc sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « ĐỒ HOẠ BÁO CHÍ VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC".
Tóm tắt: Khi những người Pháp đầu tiên đến Việt Nam để truyền giáo ở thế kỷ 17, lịch sử đã ngẫu nhiên chọn văn hóa là điểm tiếp xúc đầu tiên và xuyên suốt của mối quan hệ Pháp - Việt. Cuối thế kỷ 19, trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở xứ Đông Dương, sự can thiệp của người Pháp vào Việt Nam ngày càng sâu hơn. Kể từ đây, sự va chạm rồi ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau bắt đầu trên nhiều phương diện của đời sống văn hoá xã hội và nghệ thuật, đặc biệt khi người Pháp coi Đông Dương là xứ Đông Pháp, họ muốn áp đặt một nền văn hóa thực dân ở đây.
Trước khi tiếp xúc với văn hoá Pháp, Việt Nam cũng có một nền đồ hoạ truyền thống khá lâu đời với hai dòng ấn loát, bao gồm in ấn bản kinh, sách thời phong kiến và tranh dân gian, song chỉ dừng lại ở kỹ thuật in khắc gỗ thô sơ bằng tay. Báo chí thoạt tiên phát triển ở thuộc địa Nam kỳ, cùng với các quảng cáo thương mại và tham gia với chính quốc trong chiến tranh Thế giới I, sự phát triển của các đô thị đòi hỏi những thiết kế đồ họa mới (sách báo, quảng cáo, biển hiệu, nhãn mác, bao bì), cho nền thương mại tiền tư bản. Sự phát triển của văn minh, của khoa học kỹ thuật - mà biểu hiện ở chiều sâu của nó là ở cách tư duy, hoạt động sáng tạo và ngôn ngữ đồ hoạ của người Pháp trong quá trình tiếp xúc với Việt Nam đã tác động sâu sắc đến việc hình thành nên nhiều đặc điểm, diện mạo của một lĩnh vực mới. Đó là đồ hoạ ấn phẩm và quảng cáo ở thời Pháp thuộc, tiền thân của nghệ thuật thiết kế đồ hoạ Việt Nam sau này.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn hoá học, Nghệ thuật học, Lịch sử - so sánh), giới hạn ở một số ấn phẩm tiêu biểu của đồ họa báo chí Việt Nam thời Pháp thuộc (giai đoạn cuối thế kỷ 19 đến năm 1945), tham luận đề cập tới bước chuyển từ nghệ thuật đồ hoạ ấn loát truyền thống sang nghệ thuật đồ hoạ ấn loát của thời Pháp thuộc (khi bắt đầu có phương tiện in ấn và truyền thông báo chí), phân tích đối tượng nghiên cứu trên các khía cạnh công nghệ kỹ thuật, quan niệm thẩm mỹ, phong cách tạo hình, mô típ, màu sắc, kiểu chữ và các yếu tố đồ hoạ khác... Từ đó, hướng đến việc nhận diện những đặc điểm có tính quy luật trong quá trình phát triển của văn hoá nghệ thuật Việt Nam nói chung, của thiết kế đồ hoạ Việt Nam nói riêng. Dựa trên cơ sở của lý thuyết về tính sắc tộc, tính dân tộc và lý thuyết về sự giao lưu tiếp biến trong nghiên cứu văn hoá, tham luận đặt chúng trong mối quan hệ có tính chất đối trọng, giữa một bên là những gì tạo ra ranh giới của văn hóa Việt Nam với những nền văn hóa khác và một bên là sự tiếp nhận, thay đổi để phát triển.
Từ khoá: Giao lưu tiếp biến, Đồ hoạ báo chí, Thiết kế đồ hoạ, Việt Nam, Thời Pháp thuộc.
Résumé : Quand les Français premier sont venus au Vietnam pour but d’évangéliser au 17e siècle, l'histoire a choisi, par hasard, la culture comme le premier point de contact qui traverse la relation franco-vietnamienne d’un bout à l’autre. À la fin du 19e siècle, lors de la première exploitation coloniale en Indochine, l'intervention française au Vietnam s'est approfondie. De là, la collision et l'influence culturelle mutuelle commençaient dans de nombreux aspects de la vie sociale, culturelle et artistique, surtout quand les Français considéraient l'Indochine comme la France de l'Est, et ils voulaient imposer une culture coloniale ici.
Avant de contacter avec la culture française, le Vietnam a eu également une longue tradition de dessin avec deux lignes d'impression, y compris l'impression des livres canoniques du confucianisme, des livres au régime féodale et des peintures folkloriques, toutefois il reste seulement à la technique manuelle de graver sur bois. La presse s'est d'abord développée dans la colonie sud-vietnamienne, avec des publicités commerciales et une implication dans la métropole pendant la Première Guerre mondiale. Le développement des villes exigeant de nouveaux designs graphiques (livres et journaux, publicité, signalisation, étiquettes, emballage), pour le commerce pré-capitaliste. Le développement de la civilisation, de la science et de la technologie qui se reflète dans sa profondeur, dans la manière de penser, l'activité créatrice et le langage graphique des Français au cours du contact avec les Vietnamiens a influencé profondément sur la formation de nombreuses caractéristiques, l'apparition d'un nouveau champ. Ce sont l'imprimé graphique et la publicité dans la période coloniale française, le précurseur du projet graphique au Vietnam plus tard.
En utilisant la méthode de recherche interdisciplinaire (la culturologie, l’artologie, l’histoire – la comparaison…), limitée à un certain nombre de publications typiques du dessin de presse vietnamiens à la période coloniale française (de la fin du 19ème siècle à 1945), cette intervention aborde la transition de la gravure traditionnelle aux arts graphiques de la période coloniale française (lors de l’apparition des moyens d’impression et de la la presse), l'analyse des objets de recherche sur les aspects techniques, les concepts esthétiques, les styles visuels, les motifs, les couleurs, la typographie et d'autres éléments graphiques, etc A partir de la méthode ci-dessus, on s’oriente vers l’identification des caractérisques ayant la régularité au cours du développement de la culture artistique du Vietnam en général et du dessin graphique du Vietnam en particulier.
Sur la base de la théorie de l'ethnicité, du peuple et la théorie de la communication dans l'étude de la culture, cette intervention les met dans une relation de contrepoids: d’une part ce qui crée des frontières de la culture vietnamienne avec d'autres cultures et d'autre part ce qui recoit et change pour le développement.
Mots-clés: Echanges culturels, Presse graphique, Graphisme, Vietnam, Epoque coloniale française.