ThS.NCS. Trần Thị Hoài Diễm, Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế
Email: hoaidiemtran@yahoo.com
=========================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS. Trần Thị Hoài Diễm sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « PHONG CÁCH ROCOCO - PHÁP TRONG TRANG TRÍ TẠI LĂNG CÁC BÀ HOÀNG THỜI NGUYỄN".
Tóm tắt: Vào thời kỳ giao thoa văn hóa Pháp - Việt vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã để lại những nét đặc sắc trong kiến trúc thời Nguyễn mà một trong những minh chứng là các giá trị tạo hình phong cách kiểu Rococo kết hợp các kiểu thức tạo hình trang trí đậm chất phương Đông tại các công trình kiến trúc của nhà vua và các bà hoàng, nổi bật một số công trình kiến trúc như lăng Khải Định, lăng Thánh Cung, lăng Vạn Vạn (Tiên Cung), điện Kiến Trung, .... Sự kết hợp nhiều ý nghĩa tâm linh và biểu tượng vũ trụ cho thấy tính chất tam giáo đồng nguyên rất sâu đậm trong kiến trúc cung đình Nguyễn, và đó cũng là một trong những yếu tố taọ hình có nét liên hệ gần gũi, in dấu trong nghệ thuật tạo hình mang đậm phong cách Rococo trên các công trình kiến trúc lăng của các bà hoàng với giá trị nghệ thuật trang trí chạm khắc đá, nổi bật là các yếu tố tạo hình pha trộn Âu - Á một cách chừng mực nhưng đầy ấn tượng.
Các giá trị tạo hình trang trí không chỉ là sự phản ánh mỹ thuật của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam mà còn là sự khẳng định phong cách và bản sắc mỹ thuật của một vùng đất có truyền thống lịch sử, có sự đan xen dung nạp từ nhiều nền văn hóa, trong đó dấu ấn phong cách Rococo là một điểm đáng chú ý của mỹ thuật thời Nguyễn./.
Từ khóa: Phong cách Rococo; Nghệ thuật tạo hình; Mỹ thuật thời Nguyễn; Bố cục, nhịp điệu tạo hình
Résumé : La période des interactions culturelles franco-vietnamiennes à la fin du XIXe et au début du XXe siècle a laissé des traits remarquables à l'architecture de la dynastie Nguyen, dont l'un semblait des valeurs d’art plastique du mouvement Rococo combinant avec de différents styles architecturaux d’art plastique de décoration entièrement orientaux aux tombeaux royaux des rois et princesses, notamment au tombeau Khai Dinh, sanctuaire Thanh Cung, tombeau Van Van (Tien Cung), pavillon Kien Trung, .... La combinaison des significations spirituelles et des symboles de l'univers montre les caractères très profonds des Trois Enseignements (le confucianisme, le taoïsme et le bouddhisme) dans l'architecture de la dynastie Nguyen. C’est également l'un des éléments d’art plastique populaire, ce qui grave directement dans l'art plastique de Rococo aux tombeaux des princesses Nguyen, avec la valeur artistique de la sculpture des pierres, surtout des éléments remarquables qui mélangent des styles occidentaux et orientaux d'une manière modeste mais impressionnante.
Les valeurs décoratives sont non seulement le reflet artistique de la dernière dynastie féodale au Vietnam mais aussi l'affirmation du style et du caractère artistique d’un terrain traditionnel historique en ayant l’harmonie de nombreuses cultures dont la marque de style Rococo est un point remarquable de beaux-arts de la dynastie Nguyen./.