ThS. Phan Lê Chung, Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế
Email: chung.artist@gmail.com
============================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS. Phan Lê Chung sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « "Nghệ thuật trang trí trên đồ đồng thời Nguyễn qua góc nhìn của các học giả người Pháp trong bộ B.A.V.H (Những người bạn Cố đô Huế)"
Tóm tắt: Trong mạch nguồn lịch sử văn hóa dân tộc thì thời đại đồ đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng, việc làm rõ những giá trị nghệ thuật tạo hình trên đồ đồng sẽ góp phần đánh giá và khẳng định sự phát triển văn hoá nghệ thuật Việt Nam trong mối tương quan khu vực châu Á cũng như trên bình diện chung về lịch sử văn hoá nghệ thuật của thế giới. Đây cũng là cơ sở để đưa ra những nhận định và hướng nghiên cứu mở cho những vấn đề chuyên sâu khác trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật của đất nước mà thời Nguyễn là một trong những điểm nhấn quan trọng. Để nghiên cứu về thời Nguyễn và nghệ thuật trang trí trên đồ đồng thời kỳ này chúng ta không thể không nhắc đến bộ sách B.A.V.H (Những người bạn Cố đô Huế).Tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Huế) được viết tắt là B.A.V.H là một ấn phẩm do linh mục Léopold Cadière làm chủ biên. Tạp chí xuất bản số đầu tiên vào năm 1914 và số cuối cùng là năm 1944. Công trình được viết bằng tiếng Pháp, đến năm 1997 mới được biên dịch ra tiếng Việt và do nhà xuất bản Thuận Hoá (Huế) ấn hành. Đây là bộ sách có giá trị do các học giả người Việt và người Pháp thực hiện với tổng số 121 tập được phát hành. Trong số đó phải kể đến những bài viết của các học giả Pháp về thời Nguyễn nói chung cũng như đồ đồng thời Nguyễn nói riêng,trở thành một nguồn tài liệu quý giá hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.Bài tham luận sẽ được chia thành 3 phần:
Phần đầu sẽgiới thiệu tổng quan về thời Nguyễn và nghệ thuật trang trí trên đồ đồng thời Nguyễn. Mô tả các trường hợp điển hình như: Cửu đỉnh, cửu Vị thần công, vạc đồng thời chúa Nguyễn, Đại hồng chung chùa Thiên Mụ. Đây cũng chính là những di vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam. Phần 2 sẽ giới thiệu bộ sách B.A.V.H và các bài viết của các học giả Pháp về lĩnh vực nghệ thuật liên quan đến mảng trang trí trên đồ đồng thời Nguyễn (danh mục dựa trên 121 bộ sách B.A.V.H).Phần kết luận sẽ đưa ra các nhận định chung về nghệ thuật trang trí đồ đồng thời Nguyễn, đánh giá về các bài viết của các học giả người Pháp và việc sử dụng tài liệu này trong nghiên cứu cho các học giả và trong môi trường giáo dục nghệ thuật./.
Từ khoá:Nghệ thuật, thời Nguyễn, trang trí, đồ đồng, B.A.V.H.
Résumé: À tout au long des histoires et de la culture du peuple, l'âge du bronze joue un rôle très important, la clarification des valeurs des arts plastiques sur les objets en cuir contribue à évaluer et afirmer le développement de la culture artistique vietnamienne dans le rapport du zone asiatique ainsi que sur le plan général de l'histoire de la culture artistique mondiale. Ceci est une base pour donner les commentaires et directions de recherches ouvertes pour d’autres questions spéciales dans le processus de conservation et de valorisation des valeurs culturelles et artistiques du pays où la dynastie de Nguyen est un des points importants. Pour faire des études de la dynastie de Nguyen et des arts décoratifs sur les objets en cuir à cette époque -là, on ne peut pas oublier la série des livres B.A.V.H (Les amis de l’ancienne capitale de Hue). Le Bulletin “des Amis du Vieux Hué” en abréviation B.A.V.H, est un imprimé de Léopold Cadière comme rédacteur général. Le premier article publié en 1944 et le dernier en 1944. L’oeuvre a été écrit en français, traduit en vietnamien en 1977 et publié et imprimé par l'éditeur Thuan Hoa (Hué). C’est une série des livres à valeur réalisée par les savants vietnamiens et français avec 121 volumes publiées au total. Parmi lesquels, il faut mentionner des textes des savants français sur la dynastie de Nguyen en particulier, devenant une des ressources précieuses intérieures et extérieures du pays. L’intervention a été divisée en 3 parties:
La première partie présentera un aperçu de la dynastie de Nguyen et les arts décoratifs sur les objets en cuir à la dynastie de Nguyen. Les descriptions des exemples typiques comme: Cửu đỉnh, cửu Vị thần công, Urne en cuir au seigneur des Nguyen, Đại hồng chung du Pagode de Thien Mu. Ce sont des objets spéciaux reconnus comme des objet précieux nationaux du
Vietnam. La deuxième partie introduit la série de livres B.A.V.H et d'autres l'article des savants français sur les arts décoratifs sur les objets en cuir à la dynastie de Nguyen (Liste fait par rapport à 121 livres B.A.V.H). La conclusion va donner les critiques générales sur les arts décoratifs sur les objets en cuir à la dynastie de Nguyen , évaluer des articles des savants français et l’utilisation de ces documents dans l'étude des savants et l’éducation artistique. /.
Mots clés:Art, dynastie des Nguyen, décoration bronze, B.A.V.H.