PGS.TS Hoàng Minh Phúc, Trường Đại học Mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh
Email: hoangminhphuc@gmail.com
==========================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,PGS.TS Hoàng Minh Phúc sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHÁP TRONG VIỆC ĐÀO TẠO VÀ THIẾT LẬP HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG MỸ THUẬT TẠI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX"
Tóm tắt: Ngay từ buổi đầu đô hộ Việt Nam, người Pháp đã nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tập tục của người Việt đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người Pháp cai trị và khai hóa vùng đất mới này. Cùng với những trụ sở hành chính, chính quyền Pháp đã cho xây dựng các trung tâm, viện nghiên cứu và xuất bản nhiều công trình có giá trị. Năm 1877, khi triều đình Huế chấp thuận sự tự do hoạt động khoa học của Pháp ở Việt Nam, nhiều chuyên gia Pháp trong các lĩnh vực văn hóa học, dân tộc học, khảo cổ học, nghệ thuật học… đã có mặt tại đây để thực hiện các chuyên khảo nghiên cứu và phê bình. Trong lĩnh vực mỹ thuật, với mục đích ban đầu là đào tạo nghề cho đội ngũ thợ ở Việt Nam nhằm hướng tới một sản phẩm thẩm mỹ phục vụ khách hàng, người Pháp đã thiết lập hệ thống các trường như Mỹ nghệ bản xứ Thủ Dầu Một (còn gọi là Mỹ nghệ Bình Dương) (1901), trường Mỹ nghệ bản xứ Biên Hòa (1903), trường Mỹ nghệ bản xứ Gia Định (trường Vẽ Gia Định) (1913), trường Nghệ thuật thực hành (1920)… Mặc dù, hệ thống các trường này chưa phải là nơi đào tạo về mỹ thuật tạo hình nhưng việc người Pháp thiết lập hệ thống các trường mỹ thuật tại Việt Nam đầu thế kỷ XX đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo cho người Việt một đội ngũ từ thủ công, đến thợ thủ công lành nghề rồi danh xưng họa sĩ; thành lập hệ thống các trường dạy nghề (thực hành) đến các trường cao đẳng (lý thuyết khoa học và thực hành) và sau này là hệ thống các trường đại học (giáo dục chuyên nghiệp về chuyên ngành mỹ thuật) đã góp phần xác lập một hệ thống đào tạo chính quy về mỹ thuật tại Việt Nam.
Từ khóa: mỹ thuật, đào tạo mỹ thuật, trường mỹ thuật, mỹ thuật đầu thế kỷ XX
Résumé: Dès le début de la domination française, les Français ont réalisé l'importance de la recherche, de l'étude de l'histoire, de la culture et des coutumes du peuple vietnamien dans le soutien à la domination française dans cette nouvelle terre. Avec les bureaux administratifs, le gouvernement français a construit des centres, des instituts, des sociétés de recherche et a publié de nombreuses recherches scientifiques précieuses. En 1877, lorsque le tribunal de Hue accepta la liberté de l'activité scientifique française au Vietnam, de nombreux experts français dans des domaines tels que la culture, l'ethnologie, l'archéologie, l'histoire de l'art... étaient présents ici pour mener des recherches et critiquer les monographies.
Dans le domaine des beaux-arts, avec l'objectif initial de la formation professionnelle du personnel vietnamien vers un produit cosmétique au service des clients, les Français ont mis en place un système d'écoles telles que l’ école de l'artisanat indigène Thu dau 1 en 1901 (appelée École des Beaux-Arts de Binh Dương), l’école des Beaux-Arts indigène de Bien Hoa en 1903, École des Beaux-Arts indigènes Gia Dinh (École de Peinture Gia Dinh) (1913), École d'Art Pratique (1920)… Bien que ce système scolaire ne soit pas un lieu de formation en arts visuels, la mise en place d'un système d'écoles des Beaux-Arts au Vietnam au tournant du XXe siècle a joué un rôle important dans la formation d’ une équipe d'artisans vietnamiens: de l'artisanat aux artisans qualifiés, puis aux peintres, d’établissement d’un système d'écoles allant de la formation professionnelle (pratique) aux collèges (théories scientifiques et pratiques) et, plus tard, au système universitaire (formation professionnelle dans le domaine des beaux-arts) a contribué à la mise en place d'un système de formation officiel pour les beaux-arts au Vietnam.
Mots-clés: beaux-art, formation artistique, école des beaux-ar, beaux-art au début du XXe siècle.