TS. KTS Ngô Minh Hùng, Trường Đại học Bách khoa- Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.4
Email: hungnm_vn@yahoo.com
PGS. TS Hoàng Minh Phúc, Trường Đại học Mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh
Email: hoangminhphuc.dhmt@gmail.com
=========================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. KTS Ngô Minh Hùng và PGS. TS Hoàng Minh Phúc sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « NGHỆ THUẬT QUY HOẠCH- KIẾN TRÚC SÀI GÒN: BẢO TỒN NGUỒN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT- PHÁP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH"
Tóm tắt: Kiến trúc truyền thống Việt Nam có thể kể đến hình thái kinh thành và kiến trúc tường thành (thành Cổ Loa, TK III, trước CN), nhà ở truyền thống và nhà cộng đồng, tôn giáo (đình, đền và chùa) và nông thôn truyền thống. Qua những thăng - trầm của đất nước, thời kỳ tiền quy hoạch và kiến trúc truyền thống bản địa trải qua những biến đổi - minh chứng một sự tổng hợp của nền văn hóa Việt truyền thống và Pháp. Với sự hiện diện của người Pháp, chính sách phát triển với lối kiến trúc Pháp và quy hoạch phương Tây được áp đặt vào Việt Nam; để rồi, dần giao hòa với đặc điểm địa phương. Ở Nam Kỳ, Sài Gòn được thiết kế để trở thành một Paris tương lai (qua quy hoạch Coffyn, 1862), phát triển sau đó và được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”. Các công trình kiến trúc và sản phẩm quy hoạch Pháp, phần nào thể hiện: sự giao lưu văn hóa Đông- Tây, vẫn có sức ảnh hưởng nhất định.
Ngày nay, trước quá trình đô thị hóa và dự án hạ tầng lớn của thành phố, số lượng công trình kiến trúc Pháp xưa dần biến mất, nhất là biệt thự cổ trên địa bàn quận 1, 3 và 5. Nhiều hình thức kiến trúc mới được du nhập, vay mượn và áp đặt trong các khu đô thị mới trong khu vực nội đô. Rất nhiều trong số đó là các công trình vẫn giữ phong cách Pháp (từ cổ điển đến hiện đại). Chính vì vậy, mục tiêu bài viết sẽ xem xét thêm các khía cạnh (ký ức, nhận thức và khả năng) của cộng đồng liên quan tới “nghệ thuật kiến trúc - quy hoạch” vốn có trong lòng một Sài Gòn - Chợ Lớn xưa. Những tìm kiếm, qua khảo sát “snow balling” cho thấy nguồn di sản văn hóa Việt - Pháp tiềm ẩn trong cộng đồng. Từ đó, khung gìn giữ và bảo tồn di sản kiến trúc Pháp - Việt nói riêng, và di sản đô thị nói chung rất cần thiết cho các nhà quản lý đô thị nhằm tái hiện lại Tp. Hồ Chí Minh nơi mang những nét đặc trưng của “Paris Châu Á” một thời và thúc đẩy thành phố ngày phát triển bền vững hơn.
Từ khóa: nghệ thuật quy hoạch- kiến trúc, nguồn di sản, văn hóa Việt- Pháp
Résumé: L'architecture traditionnelle du Vietnam peut citer la citadelle morphologique et l’architecture des murailles (La muraille Co Loa, 3 è siècle avant JC), le logement traditionnel et communautaire, religieux (maisons communes, temples et pagodes) et le village traditionnel. À travers des vicissitudes du pays, la période de pré-planification et l'architecture indigène traditionnelle subissent une transformation - témoignant d'une synthèse de la culture traditionnelle vietnamienne et celle de France. Avec la présence des Français, des politiques de développement pour l'architecture française et la planification occidentale ont été imposées au Vietnam; puis, conciliées progressivement avec les caractéristiques locales. Au Sud, Saigon est projeté pour devenir un futur Paris (par la planification Coffyn 1862), développé plus tard et a été surnommé la «Perle de l'Extrême-Orient». Les monuments architecturaux et les produits d'aménagement français, sont exprimés partiellement les échanges culturels indochine-occidental qui ont encore une certaine influence.
De nos jour, le nombre de l'ancienne architecture française disparaît de jour en jour, en particulier des anciennes villas dans les 1er, 3 è et 5 è arrondissements à cause du processus d'urbanisation et des grands projets d'infrastructures de la ville. De nombreuses nouvelles formes architecturales ont été introduites, en empruntant et en imposant dans les nouvelles zones urbaines dans la région métropolitaine. Beaucoup d'entre eux sont des bâtiments qui gardent encore le style français (du classique au moderne). Par conséquent, le but du texte considérera plus d'aspects (la mémoire, la perception et la capacité) de la communauté liée à «l’art de la planification et de l’ architecture» inhérente au coeur de Saigon-Cholon antique. Des recherches à travers l'enquête «snow balling» montrent que la source du patrimoine culturel franco - vietnamienne cachée dans la communauté. Donc le cadre de protection et de conservation du patrimoine architectural franco - vietnamien en particulier et celui-ci du patrimoine urbain en général est très essentielle pour les gestionnaires urbains de faire retracer l’image de Ho Chi Minh-Ville - "Paris d’Asie" une fois et de pousser la ville sur un développement plus durable.
Mots-clés: architecture-urbanisme, Issu du patrimoine culturel franco-vietnamien