ThS. NCS. Đinh Mỹ Linh, Viện Nghiên cứu văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email: linhchm@yahoo.fr
==================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS. NCS. Đinh Mỹ Linh sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA CÁC MẪU HÌNH CỐT TRUYỆN CỦA ĐIỆN ẢNH PHÁP THẬP KỶ 90 TK XX".
Tóm tắt: Pháp và Việt Nam là hai quốc gia có bề dày tiếp xúc văn hóa, lịch sử.Thập kỷ 90 của TKXX đánh dấu sự trở lại của Pháp ở Việt Nam, qua các thước phim điện ảnh.Năm 1989 lần đầu tiên một đoàn làm phim nước ngoài được phép tiến hành quay phim tại Việt Nam, kể từ sau hòa bình lập lại. Đó là một đoàn làm phim của Pháp: Người tình (1991). Liền đó một số bộ phim Pháp cũng được quay tại Việt Nam: Đông Dương (1992), Điện Biên Phủ (1993). Khác với dòng điện ảnh tư liệu được quay trong thời kỳ thực dân Pháp, lần này Việt Nam xuất hiện trong điện ảnh đương đại Pháp với hình tượng độc lập và tính chân thực văn hóa rõ rệt. Việc miêu tả văn hóa Việt Nam trong phim truyện Pháp không bằng con đường trực tiếp, mà các yếu tố này được đưa vào tầng sâu hơn trong cấu trúc, ngôn ngữ phim. Bài viết tìm hiểu cách các nhà làm phim sử dụng hình ảnh Việt Nam như một chất liệu điện ảnh, để lý giải bằng cách nào điện ảnh đã khiến hàng triệu khán giả trên thế giới rung động về một Việt Nam hoàn toàn mới mẻ vào cuối TKXX. Cụ thể, bài viết thống kê và phân tích 11 mẫu hình cấu trúc trong các phim Pháp đề tài Việt Nam của thập kỷ 90 TKXX. Thông qua tìm hiểu chúng, có thể khái quát nên những mối quan tâm cũng như tinh thần chủ đạo gửi gắm trong tác phẩm, cũng như cách các nhà làm phim xây dựng nên hình tượng Việt Nam: đó là sự hoài niệm, sự biến đổi, sự chung sống đa tầng và sự gợi cảm hứng cho tự vấn và khám phá thế giới. Từ đây lý giải nên sự thành công của nhóm phim này nằm ở đâu: Đó là ở sự tích hợp văn hóa Việt Nam ở tầng ngầm ẩn, đồng thời phản chiếu lại dưới quan điểm tiến bộ của nhân loại: những quan điểm tự do, bình đẳng, công lý, nhân văn.
Résumé :La France et le Vietnam entretiennent une relation profonde à travers des siècles. Les années 90 du XXe siècle ont marqué le retour de la France au Vietnam, à travers des films. En 1989, une équipe de tournage étrangère a été autorisée pour la première fois apres la guerreà filmer au Vietnam. C'était un film francais : L’Amant (1991). Dès ce tournage, quelques autres films français ont été faits aussi au Vietnam: Indochine (1992), Dien Bien Phu (1993). Contrairement au cinema de la période coloniale, à cette fois le Vietnam est apparu dans le cinéma contemporain français avec une image indépendante et l’authenticité de la culture. La représentation de la culture vietnamienne dans les longs métrages français n'est pas directe, mais plutôt cachéesous la structure du scénario et du language du film. Cet article explora comment les cinéastes utilisent l'image du Vietnam comme un matériel cinématographiquepour expliquer comment le cinéma donnait une impression profonde et nouvelle du Vietnam aux millions de spectateurs à travers. En précisant les 11 patterns – modèles de structure(Patterns of Plot development) dans les films français du Vietnam dans les années 90 du XXe siècle. Deplus, il nous permettra à obtenir un aperçu des préoccupations ainsi que le point de vue des cinéastes francais sur le Vietnam: c’était la nostalgie, le changement, l’harmonie et la découverte de nouvelle valeur. En effet, le succès de ces films réside à l'intégration de la culture vietnamienne dans le language cinematografique, puis en le reflète sous les valeurs avancées, commel’égalité, la justice ou bienl’humanité.