TS. Trần Thị Phúc An, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Email: phucantt@gmail.com
=============================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Trần Thị Phúc An sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG PHÁP ĐỐI VỚI HÀNH TRÌNH CỨU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH".
Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ những ảnh hưởng của cách mạng Pháp, đặc biệt là khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái đối với quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh; Người đã phân tích những ưu, nhược điểm của cách mạng Pháp và xác định được con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trong thời gian học tại trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh (1905), Hồ Chí Minh đã đọc được những từ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” trên tấm bảng đen của trường. Những chữ đó đã tạo nên sự tò mò ở Người vì những điều này chưa được đề cập trong các sách mà Người đã đọc. Do đó, Người quyết định sang Pháp và các nước phương Tây để tìm hiểu, sau đó trở về giúp đồng bào mình.
Cuộc hành trình viễn dương gần như vòng quanh thế giới của Hồ Chí Minh như là một cuộc khảo nghiệm thực tiễn những giá trị của Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Nhờ đó, Người hiểu rõ được cái giá trị nhất của Đại cách mạng Pháp là vai trò của các giai cấp trong cách mạng tư sản, về tổ chức, tinh thần, ý chí cách mạng của quần chúng, là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái… Tuy nhiên, cũng chính trong quá trình hoạt động thực tiễn đã giúp Người nhận ra mặt trái của xã hội tư bản; bản chất của những lời lẽ hoa mỹ mà giai cấp tư sản thường ra sức tô vẽ để lừa bịp quần chúng nhân dân với thực tế phũ phàng của xã hội phương Tây lúc đó. Đồng thời, vận dụng tinh thần của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, Hồ Chí Minh phê phán những người Pháp đã phản bội lại lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái khi tiến hành xâm lược các nước khác.
Cả một quá trình khảo sát trong nhiều năm tháng về con đường giải phóng dân tộc, học tập lý luận, tham gia đấu tranh chính trị, vào Đảng Xã hội, sát cánh với giai cấp công nhân và trí thức cách mạng Pháp, là những tiền đề quan trọng giúp cho Hồ Chí Minh có thêm những nhận thức mới, sáng rõ hơn về cách mạng thuộc địa, về con đường giải phóng các dân tộc và tự do cho nhân dân. Sau khi đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, đặc biệt là sau sự kiện bỏ phiếu gia nhập Quốc tế cộng sản, trở thành người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp... đã tạo ra bước ngoặt cơ bản trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng của Hồ Chí Minh. Điều đó giúp Người khẳng định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản.
Từ khóa: Cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh
Résumé: Ce travail a pour but d’éclaicir les pensées de la Révolution française, plus précisément sa devise: liberté-égalité-fraternité dans la décision de Ho Chi Minh de partir pour “sauver le pays”. Ho Chi Minh a analysé les avantages et les inconvénients de la Révolution française et a confirmé le chemin de la libération pour le peuple vietnamien.
Durant ses études primaires à Vinh (1905), Ho Chi Minh a lu cette devise liberté-égalité-fraternité gravée sur le tableau de l’école. Ces mots attisent sa curiosité parce que ces idées ne sont pas apparues dans les livres qu’il a lus. C’est pourquoi, il a décidé de partir en France et dans les pays d’Europe pour pouvoir découvrir afin d’aider son peuple par la suite.
Ces voyages au bout du monde sont une découverte et une expérience des valeurs de liberté-égalité-fraternité. Grâce à cela, il a bien compris que la valeur la plus importante de cette Révolution est le role des classes du capitalisme, de l’organisation, de la volonté du peuple qui est la liberté, l’égalité et la fraternité... Cependant, ce voyage expérimental l’a aidé à voir les inconvénients de la société capitaliste; la vérité dans les belles paroles que les capitalistes utilisent pour tromper le peuple. Ho Chi Minh utilise l’esprit de la Déclaration des droits de l’homme et du citoyen en protestation des français qui vont contre cet esprit en colonisant les autres pays.
Les conditions préalables importantes comme l’étude théorique, assistance à la lutte politique et le Parti socialiste en France, aux côtés de la classe des ouvriers et des intellectuels français ont permis à Ho Chi Minh d’obtenir de nouvelle connaissances plus claires sur la révolution coloniale, le chemin de la révolution pour l’indépendance et la liberté des nations de la cabane d’esclave et la liberté pour le peuple. Après avoir lu “La première ébauche des thèses sur les question nationales et coloniales” de Lenine dans l’Humanité spécialement après avoir voté à la participation internationale du Communisme, devenu le fondateur du Communisme français.... s’ouvre pour lui un chemin dans sa pensée qui l’a aidé à confirmer quel chemin il doit prendre pour libérer son peuple: le Communisme
Mots clés: Révolution française, Ho Chi Minh