TS. Phan Thị Thu Hằng, Viện Triết học - Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Email: thuhangvth@hotmail.co.uk
===============================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Phan Thị Thu Hằng sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « VĂN MINH PHƯƠNG TÂY TRONG QUAN NIỆM CỦA TRÍ THỨC NHO HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX"
Tóm tắt: Cho đến nửa cuối thế kỷ XIX, văn minh phương Tây được du nhập vào xã hội Việt Nam chủ yếu thông qua ba con đường. Thứ nhất là qua sự giao thương, trao đổi hàng hóa giữa các nước phương Tây và triều đình phong kiến. Thứ hai là thông qua sự truyền bá Công giáo của các giáo sĩ thừa sai tại Việt Nam. Thứ ba là văn minh phương Tây được du nhập vào xã hội Việt Nam từ công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau khi đánh bại phong trào Cần vương của các sĩ phu yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX. Có thể khẳng định rằng, văn minh phương Tây thâm nhập vào xã hội Việt Nam dưới hai hình thúc là tự nguyện và cưỡng bức, từ giai đoạn xã hội Việt Nam chuyển từ thời phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Do đó, vào nửa cuối thế kỷ XIX, các trí thức Nho học Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa của sự chuyển đổi trong nền văn minh nhân loại- sự phát triển của nền văn minh công nghiệp trên toàn thế giới. Có thể nói, văn minh phương Tây với các yếu tố như khoa học kỹ thuật, ngôn ngữ, văn hóa Công giáo khi xâm nhập vào xã hội Việt Nam đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Đặc biệt, sự đụng độ giữa hai nền văn minh phương Tây và văn minh phương Đông trong lòng xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đã khiến những cá nhân sống trong thời đại đó, đặc biệt là các nhà Nho phải đứng trước những lựa chọn phức tạp. Đó là nên tiếp nhận hay phản đối văn minh phương Tây, hoặc nếu tiếp nhận thì căn cứ vào hệ giá trị nào, yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo. Hơn nữa, ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, văn minh phương Tây thâm nhập vào xã hội Việt Nam chủ yếu thông qua con đường xâm lược. Chính vì thế, việc bảo vệ văn hóa Nho giáo truyền thống không chỉ đơn thuần xuất phát từ ý thức hệ Nho giáo của các nhà Nho mà còn từ lập trường yêu nước, gắn liền văn hóa Nho giáo với quốc gia dân tộc. Do đó, quan niệm của trí thức Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX về văn minh phương Tây bên cạnh những mặt hạn chế vẫn chứa đựng những giá trị lịch sử nhất định mà cần được nghiên cứu sâu thêm.
Từ khóa: trí thức Nho học, văn minh phương Tây, Công giáo, Bình Tây Sát Tả, chủ nghĩa thực dân
Résumé: Jusqu'à la seconde moitié du XIXe siècle, la civilisation occidentale a été introduite dans la société vietnamienne principalement par trois voies. Le premier est le commerce, l'échange de biens entre les pays occidentaux et la cour féodale. La seconde est à travers la propagande catholique des missionnaires missionnaires au Vietnam. Troisièmement, la civilisation occidentale a été introduite dans la société vietnamienne par l'exploitation coloniale des colonialistes français après avoir vaincu le mouvement Can Giu des érudits patriotes dans la seconde moitié du dix-neuvième siècle. On peut affirmer que la civilisation occidentale s'est infiltrée dans la société vietnamienne sous deux formes de volontariat et d'obligation, de la période de la société vietnamienne passant de l'indépendance féodale au colonialisme semi-féodal. Ainsi, dans la seconde moitié du XIXe siècle, les érudits confucéens vietnamiens se trouvaient au seuil de la transformation de la civilisation humaine - le développement de la civilisation industrielle dans le monde. On peut dire que la civilisation de l'Occident avec des éléments tels que la science, la technologie, la langue et la culture catholique en pénétrant dans la société vietnamienne a créé des changements dramatiques dans la vie sociale. En particulier, l'affrontement entre deux civilisations occidentales et la civilisation orientale au cœur du Vietnam dans la seconde moitié du XIXe siècle a fait les individus vivant à cette époque, en particulier les Confucéens, sélection complexe. C'est accepter ou rejeter la civilisation occidentale, ou si elle est basée sur quel système de valeurs, quel facteur joue le rôle principal. De plus, à la fin du XIXe siècle, la civilisation occidentale a pénétré la société vietnamienne, principalement par l'agression. Par conséquent, la protection de la culture traditionnelle confucéenne ne provient pas seulement de l'idéologie confucéenne des Confucéens, mais aussi de la position patriotique qui lie la culture confucéenne à la nation. Ainsi, la notion de savants confucéens vietnamiens dans la seconde moitié du XIXe siècle sur la civilisation occidentale, outre les contraintes, contient encore certaines valeurs historiques qui doivent être étudiées plus avant.
Mots clés: érudition confucéenne, civilisation occidentale, catholicisme, Binh Tay Satisfaction, colonialisme