ThS. Vũ Thị Hải và ThS. Hoàng Phương Thảo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Email: vuhai100286@gmail.com
==========================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS. Vũ Thị Hải và ThS. Hoàng Phương Thảo sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « TRIẾT HỌC KHAI SÁNG PHÁP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI TRIẾT HỌC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX".
Tóm tắt: Triết học Khai sáng là một trào lưu văn hóa, triết học đặc thù của châu Âu thế kỷ XVIII, được khơi nguồn từ chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII, đã tạo nên sự chuyển biển mạnh mẽ trong đời sống tư tưởng cũng như thực tiễn xã hội châu Âu thời kỳ cận đại. Với tác phẩm “Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?” (1783), I. Kant là người đầu tiên định nghĩa về khái niệm Khai sáng, rằng: “Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người gây ra. Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác”. Nước Pháp trở thành trung tâm của tư tưởng Khai sáng nhờ đóng góp của giới trí thức, được gọi là các “philosophe”. Trong số họ có thể là các triết gia thực thụ, cũng có thể là các nhà văn, nhà sử học, nhà nghiên cứu lĩnh vực khoa học tự nhiên,… Nhưng họ có chung một lý tưởng là xây dựng một xã hội tiến bộ, phát triển trên tinh thần bác ái, khoan dung, tự do và bình đẳng, đấu tranh chống lại xã hội phong kiến đương thời đầy rẫy những bất công và xiềng xích kìm hãm con người.
Phong trào Khai sáng làm thay đổi căn bản tinh thần của người châu Âu và tạo nên sự chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội.Điều đặc biệt là tư tưởng Khai sáng đã vượt qua đại dương để đến với châu Á, với nền văn hóa Đông phương, trong đó có Việt Nam.Sự khủng hoảng, trì trệ, suy yếu trầm trọng của chính quyền phong kiến nhà Nguyễncùng với họa xâm lăng của thực dân Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIXđã đặt ra nhu cầu cấp bách đối với sự thịnh suy, tồn vong của dân tộc Việt Nam: đó là muốn thoát khỏi ách nô lệ và phụ thuộc, không còn con đường nào khác ngoài việc phải canh tân đổi mới triệt để. Tiếp thu tinh thần khai sáng qua các Tân thư của các nhà cải cách Trung Hoa Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, các trước tác của Montesquieu, Rousseau, Voltaire cùng với tấm gương cuộc cải cách Duy tân Minh trị của Nhật Bản, các sĩ phu yêu nước như: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu với Duy tân hội cùng phong trào Đông Du, Phan Châu Trinh với phong trào Duy tân… tích cực lĩnh hội và truyền bá sâu rộng những tư tưởng tiến bộ. Họ đã thể hiện ý thức trách nhiệm cũng như tâm sự của một công dân yêu nước bằng những đề nghị cải cách, canh tân qua các bản điều trần, những bức tấu, sớ, những bức thư, những ghi chép của mình.Dù còn có nhiều cách biệt, bất đồng nhưng những tư tưởng của các nhà trí thức Khai sáng Việt Nam đều tụ lại ở một điểm: đó là thái độ phê phán nền học thuật Nho gia, văn chương cửu tử, tức cái học kinh viện giáo điềutách rời cuộc sống thực tế, tố cáo nọc độc của cái học khoa cử; đó là ở tinh thần cầu tiến, ham học hỏi các kiến thức tân kỳ sản phẩm khoa học và công nghệ của phương Tây cùng với những tư tưởng dân chủ, nhân văn với khát vọng xây dựng một Việt Nam phú cường giàu mạnh; và trên hết, đó là tất cả những niềm trăn trở, suy tư của những tấm lòng sắt son yêu nước, luôn đau đáu trước vận mệnh của quốc gia dân tộc.
Từ khóa: Triết học Khai sáng, Thời kỳ Khai sáng, Tư tưởng Việt Nam, Triết học khai sáng Pháp, Triết học Ánh sáng.
Résumé: La Philosophie des Lumières constitue un mouvement culturel, philosophique particulière de l’Europe au XVIIIe siècle, qui provient du rationalisme du XVIIe siècle et a créé un changement important dans la vie idéologique et la société européenne pendant l’ère moderne. Avec l’œuvre «Qu'est-ce que les Lumières ? » (1783), I. Kant représente la première personne qui définit la notion « Lumières » comme la «sortie hors de l'état de tutelle » c'est-à-dire la situation de l'homme hors d'état de faire usage par lui-même de sa raison. Cette condition hétéronome est imputable car elle résulte d’un manque de « résolution » et de « courage »1. La France devient le centre de la pensée des Lumières grâce aux contributions des intellectuels, appelés "philosophes". Ils peuvent être de vrais philosophes, peut-être des écrivains, des historiens, des chercheurs dans le domaine des sciences naturelles, etc. Mais ils partagent le même idéal de construction d'une société progressiste, développé dans un esprit de charité, de tolérance, de liberté et d'égalité en luttant contre la société féodale contemporaine, pleine d'injustices et d'entraves à l'humanité.
Le mouvement des Lumières a changé l'esprit des européens et a créé un changement positif dans la vie sociale. Particulièrement, la pensée des Lumières a traversé l'océan pour venir à l'Asie, à la culture orientale, dont le Vietnam. La crise, la stagnation, la grave faiblesse de la dynastie féodale des Nguyen et le risque d'invasion coloniale française dans la seconde moitié du XIXe siècle ont posé le besoin urgent de prospérité et de survie du peuple vietnamien : pour échapper à l'esclavage et à la dépendance, il n'y a pas d'autre moyen que la réforme radicale. En acceptant l'esprit de l'illumination à partir des nouveaux documents des réformateurs chinois comme Kang Youwei et Liang Qichao, des écrits de Montesquieu, Rousseau, Voltaire, ainsi que l’exemple de la restauration de Meiji au Japon, les érudits patriotiques comme : Pham Phu Thu, Nguyen Lo Trach, Nguyen Truong To, Phan Boi Chau avec Duy Tan Hoi (Association de réforme) et le mouvement Dong Du, Phan Chu Trinh avec le mouvement Duy Tan ... ont acquéri activement et diffusé largement la pensée progressive. Ils ont montré un sens de responsabilité et le cœur d'un citoyen patriote par leurs propositions de réforme, de renouvellement à travers des audiences, des chants, des requêtes, des lettres et des notes. Bien qu'il existe de nombreuses différences, des désaccords, les intellectuels Lumières du Vietnam ont un point de vue commun : c'est la critique du système académique du confucianisme, la différence entre les études et la vie réelle, la dureté des examens. Ils expriment leur esprit de progressiste, de curiosité vis-à-vis des nouvelles connaissances sur les produits scientifiques et technologiques occidentaux ainsi que leur idée de démocratie et d'humanité en espérant édifier un Vietnam prospère et bien développé ; particulièrement, cela constitue l'anxiété, la méditation des patriotes qui s’intéressent toujours au destin de la nation.
Mot clé : Philosophie des Lumières, Siècle des Lumières, Pensée Vietnamienne, Philosophie française des Lumières, Philosophie des Lumières.