ThS. Phạm Thị Thu Huyền, Viện Nghiên cứu Tôn giáo-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email: thuhuyen63@gmail.com
===========================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS. Phạm Thị Thu Huyền sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « TIẾP CẬN CHỨC NĂNG LUẬN CỦA ÉMILE DURKHEIM TRONG NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG LUẬN GIẢI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY"
Tóm tắt: Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích tài liệu thứ cấp, Bài viết khái quát nội dung quan điểm chức năng luận về tôn giáo của nhà xã hội học Pháp Émile Durkheim và phân tích những khả năng vận dụng quan điểm của ông vào việc luận giải sự phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam hiện nay. Theo quan điểm của Émile Durkheim tôn giáo có khả năng đem lại những lợi ích nhất định cho con người và xã hội thông qua các chức năng cơ bản của nó. Đó là các chức năng sau: cố kết xã hội, phản ánh xã hội, hỗ trợ xã hội và duy trì sự thống nhất đạo đức trong xã hội. Chức năng cố kết xã hội được ông nhìn nhận là chức năng cơ bản nhất. Có thể nói, từ khi du nhập vào Việt Nam, Tin Lành đã làm tốt những chức năng cơ bản này, đặc biệt là chức năng cố kết xã hội và chức năng hỗ trợ xã hội. Điều đó được thể hiện trong nội dung của Kinh Thánh, thông qua hoạt động truyền giáo, hoạt động từ thiện, v.v... Qua đó, Tin lành góp phần củng cố và tăng cường sự cố kết xã hội, hỗ trợ các tín đồ trên các phương diện của cuộc sống nhằm giúp họ hướng đến sống tốt đời, đẹp đạo trên tinh thần duy trì sự thống nhất đạo đức trong xã hội. Chính điều này đã giúp Tin Lành thu hút đông đảo tín đồ tin nhận Chúa, mở rộng địa bàn nhanh chóng. Việc chỉ ra mối liên hệ giữa quan điểm chức năng luận về tôn giáo của Émile Durkheim và sự phát triển của Tin Lành chứng tỏ sự ảnh hưởng của thuyết chức năng đối với lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam. Suy rộng ra có thể thấy sự ảnh hưởng của nền văn minh Châu Âu (Pháp) đối với Việt Nam (một nước thuộc địa trong quá khứ) vẫn rất sâu rộng bao gồm cả lĩnh vực Khoa học xã hội, từ đó góp phần củng cố và phát triển hơn mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Từ khóa: Chức năng luận, Tin Lành, cố kết xã hội, phản ánh xã hội, hỗ trợ xã hội
Résumé : En recueillant des informations et en analysant des documents secondaires, le document de conférencedécritle point de vue fonctionnaliste de la religion du sociologue français Émile Durkheim et analyse les possibilités d'appliquer ses points de vue pour expliquer le développement du protestantisme au Vietnam aujourd'hui. Selon Émile Durkheim, la religion a la capacité d'apporter certains avantages à l'homme et à la société à travers ses fonctions de base. Ce sont les fonctions suivantes: la solidarité sociale, la réflexion sociale, le soutien social et le maintien de l'unité morale dans la société. La solidarité sociale est considérée comme la fonction la plus fondamentale. On peut dire que depuis son intégration au Vietnam, le protestantisme a bien exercé ces fonctions de base, en particulier la fonction de solidarité sociale et là fonction de soutien social. Cela est exprimé dans le contenu de la Bible, les activités missionnaires et les activités de bienfaisance… Grâce à cela, le Protestantisme a contribué à renforcer la solidarité, à soutenir les croyants dans tous les aspects de la vie, à les aider à mener une bonne vie, une belle religion dans l'esprit de maintenir une unité morale dans la société. Cela a aidé le Protestantisme à attirer de nombreux croyants, à se développer rapidement. Le lien entre la vue fonctionnalistede la religion d’Émile Durkheim et le développement du protestantismeprouve l'influence du fonctionnalisme sur le champ des études religieuses au Vietnam. D'un point de vue général, l'influence de la civilisation européenne (France) sur le Vietnam (ancien pays colonial) a été très étendue, y compris dans le domaine des sciences sociales, contribuant ainsi à consolider et développer plus de relation entre les deux pays.
Mots clés : Fonctionaliste, Protestantisme, solidarité, réflexion sociale, soutien social