TS. Lương Thị Hồng, Viện Sử học-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email: hongflower@gmail.com
============================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu Văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Lương Thị Hồng sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "GIAO THÔNG, TIÊU DÙNG HÀNG NGOẠI NHẬP VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA TRONG VÙNG PHÁP (1945-1954)".
Tóm tắt: Trong giai đoạn 1945-1954, ở Việt Nam lúc này hình thành 2 vùng: một vùng do chính quyền Pháp kiểm soát và một vùng do chính quyền Việt Minh kiểm soát. Khi cuộc chiến tranh bùng nổ, chính quyền Việt Minh chủ trương phá hủy hoàn toàn các tuyến đường giao thông để ngăn cản việc Pháp tấn công. Chính vì vậy, Pháp chủ trương đẩy mạnh phát triển giao thông đường hàng không để lấp đầy chỗ trống của ngành vận tải đường sắt và đường bộ. Sự phát triển của hệ thống giao thông đã gắn liền với sự mở rộng hành vi tiêu dùng hàng ngoại nhập, đưa đến những biến đổi văn hóa của người dân trong vùng Pháp. Bài viết làm rõ sự thay đổi của hệ thống giao thông thuộc địa và sự cải tiến này đã ảnh hưởng ra sao tới đời sống người dân. Trong khi phát triển hệ thống giao thông để thu được lợi nhuận, hệ thống mới này cũng đem đến những lợi ích lớn lao cho người dân Đông Dương – những người sống trong vùng Pháp kiểm soát đã cố gắng thay đổi truyền thống và học theo các nét văn hóa của người Pháp. Giai đoạn 1947-1954, bất chấp sự mở rộng của chiến tranh, hàng tiêu dùng ngoại nhập vẫn tiếp tục có mặt và ảnh hưởng tới đời sống và văn hóa của người dân, đưa đến những thay đổi trong xã hội của những cư dân thành thị.
Từ khóa: Việt Nam, Pháp, Đông Dương, giao thông, văn hóa
Résumé: Au cours de la période 1945-1954, au Vietnam il existait deux zones: une contrôlée par le gouvernement français et une contrôlée par le Viet Minh. Lorsque la guerre a éclaté, le gouvernement Viet Minh a tenté de détruire complètement les routes afin d’empêcher l’attaque française. Alors, la France préconise pour promouvoir le développement de la circulation aérienne pour combler le poste vacant du transport ferroviaire et routier. Le développement du système de transport a été lié à l’expansion du comportement de consommation des exportations, conduisant à la transformation culturelle de la population de la zone française. L’article explique le changement du transport colonial et comment cette amélioration a affecté la vie des gens. Tandis que le développement du système de transport pour obtenir des bénéfices, ce nouveau système a également apporté de grands avantages aux Indochinois qui vivaient dans la zone contrôlée par les français qui ont essayé de changer les traditions et d’apprendre la culture française Dans la période de 1947-1954, malgré l’expansion de la guerre, les marchandises exportées ont continué à être apparues et ont affecté la vie et la culture de la population, cela entraîne des changements dans la société des habitants urbain.
Mots-clés: Vietnam, France, Indochine, transport, culture