TS. Hoàng Hải Hà, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Email: hahh@hnue.edu.vn ; hoanghaiha84@gmail.com
====================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Hoàng Hải Hà sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: " VAI TRÒ CỦA NƯỚC PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (1981-1995)".
Tóm tắt: Bài viết phân tích vai trò của nước Pháp trong quá trình Việt Nam tiến hành phá thế bao vây cấm vận và hội nhập quốc tế.Nước Pháp đã duy trì mối quan hệ chính trị chặt chẽ, và những lợi ích kinh tế ở Việt Nam lớn hơn nhiều so với các quốc gia châu Âu khác suốt thập niên 80, 90 của thế kỷ XX.Không giống như Washington, từ sau năm 1975, Paris đã lựa chọn một chính sách đối ngoại mang tính “thực dụng” và cố gắng xây dựng mối quan hệ ưu tiên đặc biệt với Việt Nam cho dù Việt Nam đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam, củng cố mối quan hệ đồng minh với Liên Xô. Trong giai đoạn 1979-1990, Việt Nam bị cô lập, bị loại khỏi hầu hết diễn đàn chính trị trên thế giới, và không được tham gia vào các thể chế tài chính quốc tế do lệnh cấm vận của Hoa Kỳ. Việt Nam cũng bị các nước ASEAN, Trung Quốc và EU lên án một cách gay gắt. Việt Nam chỉ duy trì mối quan hệ với các quốc gia cách xa về địa lý nhưng gần gũi về mặt ý thức hệ như Liên Xô, các nước thành viên của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON) vốn có nhiều ủng hộ tinh thần và cung cấp viện trợ quân sự, kinh tế cho Việt Nam. Trong bối cảnh này, vai trò của nước Pháp như “ cầu nối” giữa Việt Nam và thế giới phương Tây có ý nghĩa quan trọng. Mặc dù là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) song nước Pháp đã hoạt động như một đối tác “đặc biệt” không thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Trước hết, Pháp đã hoạt động như người hoà giải tích cực trong các cuộc đàm phán giải quyết vấn đề Campuchia. Giới lãnh đạo Pháp cũng chỉ trích lệnh cấm vận của Hoa Kỳ là lỗi thời, và mở nhiều kênh đối thoại với Hà Nội.Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ và đầu tư tài chính, hợp tác văn hóa với Việt Nam được tăng cường. Những hoạt động này là thể hiện nỗ lực của Pháp nhằm tạo dựng hình ảnh “thân thiện” và vai trò của Pháp trong kinh tế, an ninh chính trị ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.
Từ khóa:quan hệ Việt-Pháp, hội nhập quốc tế, cấm vận, vấn đề Campuchia
Résumé: La présente communication analyse l’importance que la France a joué dans le processus d’intégration internationale du Vietnam suite au conflit du Cambodge depuis 1978. Pas comme Washington, Paris a mené une politique étrangère pragmatique et essaie à construire une relation privilégiée pour Hanoi, même quand le Vietnam a commencé à installer l’intégration socialiste au Sud Vietnam durant la période 1975-1978 en consolidant une alliance avec l’URSS. De 1979 à 1990, le Vietnam était un pays isolé, il a été exclu de la plupart des forums politiques et diplomatiques internationaux, il n’avait pas le droit de participer aux institutions financières internationales à cause de l’embargo américain. De plus, le Vietnam était gravement condamné par la Chine et l’Union Européenne pour son intervention aux questions intérieures du Cambodge. Le Vietnam n’avait une seule issue de maintenir la relation avec les pays lointains en géographie mais proches en idéologie comme l’URSS, le COMECON qui ont apporté des soutiens sans faille pour le Vietnam en matière idéologique mais aussi politique, militaire et économique. Dans ce contexte, le rôle de la France d’être un lien entre le Vietnam et le monde occidental était très significatif. Malgré son statut dans l’Union européenne, la France garde toujours un partenariat particulier avec le Vietnam hors du monde communiste et socialiste. Durant les années 80s du XXème siècle, la France a développé une relation politique très attachée avec le Vietnam en considérant des intérêts économiques beaucoup plus grands que les autres pays européens. Les autorités français ont également critiqué que la politique d’embargo des Etats-Unis était démodée et elles ont mis en place plusieurs forums de communication avec le Vietnam. Ainsi, la France a joué le rôle de « réconciliateur » le plus actif dans les négociations concernant la question cambodgienne.
Mots clés : relation franco-vietnamienne, intégration internationale, embargo américain