TS Phạm Thu Trang: Viện Thông tin Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email: trangissi@gmail.com
Ths Phạm Phương Hà: Viện Thông tin Khoa học xã hội -Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email: Rikapham@gmail.com,
============================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS Phạm Thu Trang và Ths Phạm Phương Hà sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA ÓC EO DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC PHÁP (QUA KHẢO SÁT NGUỒN TƯ LIỆU TẠI THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI)"
Tóm tắt: Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ có trình độ phát triển cao, phân bố trên một không gian rộng lớn của toàn vùng Nam Bộ. Đây là một địa danh chứa đựng nội dung văn hóa – lịch sử rất lớn, rất đặc biệt. Sự tồn tại của nó có một vị trí rất quan trọng, không chỉ là minh chứng cho sự tồn tại của một nền văn minh đã từng hiện hữu trên đất nước Việt Nam mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử, về quá trình hình thành lãnh thổ, dân tộc và con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Phân bố trên toàn vùng Nam Bộ, hiện nay, văn hóa Óc Eo là vùng đất trọng yếu nhạy cảm nên việc nghiên cứu chứng minh nguồn gốc bản địa của văn hóa Óc Eo có ý nghĩa quan trọng không những góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia mà còn để góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Là Thư viện Khoa học xã hội lớn nhất của Việt Nam và có lịch sử tồn tại hơn 100 năm, Thư viện KHXH do Viện Thông tin KHXH (Viện Hàn lâm KHXHVN) quản lý, hiện đang sở hữu một số lượng tài liệu nghiên cứu đồ sộ được sưu tầm và lưu trữ tại thư viện Viện Viễn đông Bác cổ thời thuộc Pháp, trong đó có rất nhiều tài liệu về Óc Eo nói riêng và về vùng Nam Bộ nói chung. Qua khảo sát nguồn tư liệu tại thư viện này, chúng tôi nhận thấy văn hóa Óc Eo đã được các học giả người Pháp trước đây nghiên cứu rất công phu, sâu sắc và toàn diện không chỉ từ phương diện khảo cổ học mà còn từ phương diện sử liệu, nghệ thuật, ngôn ngữ, tôn giáo, dân tộc học, địa lý, kinh tế, chính trị. Để có một bức tranh toàn cảnh, những tri thức đa diện về văn hóa, con người nơi đây, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nguồn thông tin khoa học đa dạng, phong phú và ngày càng đầy đủ về vùng đất này của đất nước, bài viết của chúng tôi sẽ tổng quan các công trình và các nội dung nghiên cứu mà các học giả người Pháp đã dày công thực hiện khi nghiên cứu về văn hóa Óc Eo qua khảo sát nguồn tư liệu quý tại thư viện Khoa học xã hội. Trong đó, bài viết sẽ tập trung tổng quan những nội dung chủ yếu mà các nhà nghiên cứu người Pháp đã đề cập đến khi nghiên cứu về văn hóa Óc Eo như: Về vị trí của Óc Eo trong vương quốc Phù Nam và các quốc gia Đông Dương khác; Về hoạt động kinh tế của cư dân Óc Eo; Vấn đề xã hội, con người của văn hóa Óc Eo; Vấn đề văn hóa, tôn giáo của Văn hóa Óc Eo.
Từ khóa: văn hóa Óc Eo, Phù Nam, Tây Nam Bộ, thư viện Khoa học xã hội
Résumé: La culture d’Oc Eo est une culture archéologique à haut niveau de développement, répartie dans une vaste région au Sud du Vietnam. C'est un toponyme qui a une grande valeur historique et culturel exceptionnelle. Son existence a une place très importante, démontrant non seulement l'existence d'une civilisation qui a existé au Vietnam, mais nous aide également à mieux comprendre l'histoire, le processus de formation territoriale ainsi que les peuples vietnamiens du passé et du présent. Répartie dans toute la région du Sud, la culture d’Oc Eo est actuellement une zone sensible et importante, alors l'étude prouvée l'origine indigène de la culture d’Oc Eo est considérable pour contribuer à l'affirmation de la souveraineté ainsi qu’à la mise en œuvre de tâches politiques importantes, portée une signification particulière. Étant la plus grande bibliothèque des sciences sociales au Vietnam et ayant une histoire de plus de 100 ans, la bibliothèque des sciences sociales qui est gérée par l'Institut des Informations des sciences sociales (relevant l’Académie des sciences sociales du Vietnam) possède un grand nombre de documents de recherche. Des documents ont été rassemblés et conservés à la bibliothèque de L'École française d'Extrême-Orient à l’époque colonial, y compris de nombreux documents sur Oc Eo en particulier et le Sud du Vietnam en général. Nous avons constaté que les recherches sur la culture d’Oc Eo des professeurs français à la bibliothèque sont abondantes, profondes et complètes, non seulement de l’archéologie mais aussi de l’histoire, de l’art, de la langue, de la religion, de l’ethnographie, de la géographie, de l’économie, de la politique. Afin d'avoir une connaissance générale de la culture et des peuples d’Oc Eo contribuant au développement d'une ressource d'information scientifique diversifiée, riche et toujours croissante de cette région, notre recherche donnera un aperçu des travaux de recherches des professeurs français, en basant sur les documentations précieuses de la bibliothèque des sciences sociales. Notre étude aborde sur les principaux contenus que les chercheurs français ont mentionnés dans leurs études de la culture d’Oc Eo : La position d'Oc Eo dans le royaume de Fou-nan et dans d’autres pays d’Indochine; Les activités économiques et des habitants d'Oc Eo; Les questions sociales, humaines de la culture d’Oc Eo; Les questions culturels et religieuses de la culture d’Oc Eo.
Mots-clés: culture d’Oc Eo, Fou-nan, région du Sud-Ouest, Bibliothèque des sciences sociales