ThS.NCS Ninh Xuân Thao,Trường Đại học sư phạm Hà Nội
E-mail : thaonx@hnue.edu.vn; xuanthao0510@gmail.com
============================================
ThS Ninh Xuân Thao hiện nay đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Bordeaux Montaigne, Cộng hòa Pháp. Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS Ninh Xuân Thao sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA PHÁP VÀ CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM 1949 - 1955: TIẾP CẬN TỪ NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI PHÁP".
Tóm tắt: Sẽ là thiếu sót nếu như nghiên cứu về quan hệ Pháp - Việt nhưng không đề cập đến sự tồn tại, hoạt động của Quốc gia Việt Nam (hay còn được nhắc đến với các tên gọi “Chính phủ Bảo Đại”, “chính quyền Bảo Đại”, “Quốc gia liên kết Việt Nam”) và quan hệ của chính phủ này với Pháp từ 1949 đến 1955. Sự cởi mở về quan điểm nghiên cứu trong bối cảnh mới và nguồn tài liệu lưu trữ phong phú tại Pháp và Việt Nam là những điều kiện cần thiết cho việc nghiên cứu một cách chuyên sâu, khách quan về sự tồn tại của chính phủ này trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Tài liệu lưu trữ tại Pháp về Việt Nam nói chung, Quốc gia Việt Nam nói riêng, từ những năm 80 của thế kỷ XX trở đi, đặc biệt là hai thập niên gần đây, được công bố, sắp xếp lại và phục vụ việc nghiên cứu một cách tự do. Nguồn tài liệu này khá đồ sộ, được lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ lớn của Pháp, trong đó cần phải kể đến 4 trung tâm: Trung tâm lưu trữ quốc gia tại địa chỉ Pierrefitte-sur-Seine, Paris, trung tâm lưu trữ ngoại giao Bộ Ngoại giao Pháp tại La Courneuve, Paris; trung tâm lưu trữ quân đội tại Lâu đài Vincennes và trung tâm lưu trữ quốc gia Hải ngoại, tại Aix-en-Provence. Với việc khảo sát nguồn tài liệu lưu trữ kể trên, người viết đề xuất một số vấn đề khi nghiên cứu về quan hệ Pháp - Quốc gia Việt Nam như thương lượng Bảo Đại - Pháp từ 1947 đến 1949; hoạt động của Quốc gia Việt Nam dưới sự điều hành của những người theo chủ nghĩa hợp tác, thân Pháp như Nguyễn Văn Xuân, Bảo Đại, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm từ 1949 đến 1954; hay sự trở lại của những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc chống Pháp trong Nội các cuối của Ngô Đình Diệm 1954 - 1955… Thông qua việc nghiên cứu này, chính sách chính trị của Pháp đối với Đông Dương hay hoạt động của các nhóm thân Pháp tại Việt Nam sẽ từng bước được làm sáng tỏ, qua đó cung cấp cái nhìn đầy đủ, toàn diện và khách quan hơn về lịch sử Việt Nam cũng như sự hiện diện của Pháp tại Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954).
Từ khóa: Quốc gia Việt Nam, chính phủ Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, lưu trữ Pháp, chiến tranh Đông Dương.
Résumé: Pour étudier les relations diplomatiques franco-vietnamiennes, ce sera une lacune si nous n’abordons pas les rapports entre l’État du Viêt Nam (dit « le gouvernement de Bảo Đại », ou « l’État associé du Viêt Nam ») et la France de 1949 à 1955. À nos jours, deux conditions nécessaires nous permettent d’approfondir et réexaminer objectivement le mouvement de l’État du Viêt Nam dans l’histoire contemporaine du Viêt-Nam en général, dans les rapports avec la France en particulier, qui sont : le point de vue plus ouvert du côté vietnamien et les archives très riches en France. Depuis deux premières décennies du XXIème siècle, les archives de France concernant le Viêt Nam, notamment l’État du Viêt Nam sont reclassées, ouvertes au public et librement communicables. Ces archives sont immenses et conservées dans les grands centres d’archives de la France, parmi lesquels il faut mentionner quatre centres suivants : les Archives nationales du site de Pierrefitte-sur-Seine, les Archives diplomatiques de la Courneuve, le Service historique de la Défense au château de Vincennes, à Paris, et les Archives nationales d’Outre-mer, à Aix-en-Provence. En examinant l’état des archives dans ces centres, nous voulons suggérer quelques sujets intéressants en vue d’étudier les rapports entre la France et l’État du Viêt Nam de 1949 à 1955, qui sont suivants : les négociations entre la France et l’ex-empereur Bảo Đại et la naissance de l’État du Viêt Nam ; l’existence et le mouvement de l’État du Viêt Nam sous l’égide des Premiers Ministres francophiles de Nguyễn Văn Xuân, Bảo Đại, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm de 1949 à 1954 dans ses rapports avec la France ; ou le retour sur la scène politique des dirigeants vietnamiens anti-français dans le Cabinet de Ngô Đình Diệm de juin 1954 à octobre 1955, etc... Par ces recherches à venir, nous souhaitons de mettre en lumière la politique de la France à l’égard du Viêt Nam et les activités des partis, des groupes politiques profrançais au Viêt Nam en vue de donner successivement une conception plus complète et plus objective sur à la fois l’histoire contemporaine du Viêt Nam et la présence française au Viêt Nam pendant la guerre d’Indochine (1945 - 1954).
Mots-clés: l’État du Viêt-Nam, le gouvernement de Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, les archives de France, la guerre d’Indochine.