TS. Trần Văn Công, Khoa Tiếng Pháp, Đại học Hà Nội
Email: tran_vancong@yahoo.fr; congtv@hanu.edu.vn
=========================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS Trần Văn Công sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "DẠY VĂN HỌC PHÁP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH LỐI MÒN?"
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, môn văn học dường như ngày càng bị coi nhẹ trong các chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngữ: số giờ dạy-học văn học giảm, giáo trình không được cập nhật, ít giáo viên lựa chọn dạy môn này, sinh viên ít hứng thú với giờ học… Tuy nhiên, các văn bản văn học là những tài liệu hoàn chỉnh nhất cung cấp cho người học các kỹ năng ngôn ngữ cũng như kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội, tâm lý của từng thời kỳ.Thông qua các văn bản văn học, sinh viên có thể khám phá nhân sinh quan của các tác giả, của nhân vật và so sánh với cách nhìn nhận của chính bản thân mình về cuộc sống.Cảm thụ tốt một tác phẩm văn học cho phép sinh viên thể hiện bằng ngôn từ cảm xúc cá nhân cũng như quan điểm riêng của mình đối với vấn đề được đề cập.Như vậy, văn bản văn học là công cụ giúp sinh viên hoàn thiện ngôn ngữ, mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài và phát triển tư duy phê bình, lập luận. Để đem lại cho môn văn học vị trí đích thực của nó trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngữ nói chung, cử nhân ngành tiếng Pháp nói riêng, bài viết này đề xuất những giải pháp sư phạm tạo hứng khởi cho người dạy và người học. Sau khi đã xác định rõ ràng các mục tiêu giảng dạy, tác giả sẽ đưa ra một chiến lược sư phạm với các bước lên lớp phù hợp với đối tượng sinh viên học ngoại ngữ, sao cho môn học này trở nên hấp dẫn tương xứng với vai trò của nó trong tổng thể chương trình đào tạo và phù hợp với phương pháp giao tiếp đang phổ biến hiện nay.
Từ khóa: văn học, giảng dạy, hứng khởi, gợi ý sư phạm
Résumé : Ces dernières années, la littérature semble avoir été de plus en plus négligée dans les programmes de licence: le nombre d'heures de cours de littérature a diminué, le programme n'a pas été mis à jour, peu d'enseignants ont choisi d'enseigner cette matière. Cependant, les textes littéraires sont les matériaux les plus complets qui fournissent aux apprenants des compétences linguistiques ainsi que des connaissances sur l'histoire, la culture, la société, la psychologie de chaque période. Grâce aux textes littéraires, les élèves peuvent explorer la vision des auteurs et des personnages et les comparer avec leurs propres perceptions de la vie. La connaissance approfondie d’une oeuvre littéraire permet aux étudiants d’exprimer leur émotion ainsi que leur propre point de vue sur le sujet. Ainsi, les textes littéraires sont des outils qui aident les élèves à améliorer leur niveau de langue, à élargir leur vision sur le monde extérieur et à développer la pensée critique et le raisonnement. Pour donner à la littérature sa vraie place dans le programme de formation en général, dans la licence en langue française en particulier, cet article propose des solutions pédagogiques susceptibles de motiver les enseignants et les étudiants.
Mots clés : littérature, enseignement, motivation, suggestions pédagogiques 2