Ths Nguyễn Thị Thanh Nga, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam
Email: thanhnga.2606@yahoo.fr
========================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: " THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG PHÁP ĐỐI VỚI HỌC SINH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA VIỆT NAM".
Tóm tắt: Một trong những yếu tố quan trọng của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay ở nước ta đó là việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đánh giá năng lực. Đối với ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Để thực hiện nghiên cứu này, trước tiên nhóm tác giả muốn làm rõ một số cơ sở lý thuyết liên quan trực tiếp đến đề tài. Đó là các khái niệm: năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. Sau đó, thông qua việc phân tích tài liệu và phỏng vấn các giáo viên của một số trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội về phương pháp kiểm tra-đánh giá đối với bộ môn tiếng Pháp, nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng đánh giá năng lực học sinh ở nước ta hiện nay. Từ đó đưa ra được những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đánh giá năng lực mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.
Từ khóa: tiếng Pháp, đánh giá, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
Résumé: L'évaluation des résultats d'études par le niveau de compétences est un des éléments les plus importants du processus de la réforme de l'enseignement secondaire actuel au Vietnam. Pour les langues étrangères en général et le français en particulier ne fait pas exception. Pour réaliser cette etude, d’abord on base sur les fondements théoriques liés au sujet. Ce sont les concepts: compétence linguistique et compétence de communication. Et après, à travers l'analyse de matériels et d'entretiens avec des enseignants de certaines écoles secondaires de Hanoï, le but de cette étude est de montrer l’ évaluation de la compétence du français des élèves dans les lycées au Vietnam actuellement. A partir de là, les recommandations sont donnés pour améliorer la tâche d'évaluation des résultats d'apprentissage des élèves que le ministère de l'Éducation et de la Formation a donnée.
Mots clés: le francais, évaluation, compétence linguistique, compétence de communication.