PGS.TS Nguyễn Minh Đức, Học viện Quản lý giáo dục
Email: ngminhduc1@gmail.com
Lĩnh vực nghiên cứu chính:
-Tâm lý học giáo dục
-Phân tâm học và tâm bệnh học
-Tâm lý học phát triển
=========================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Minh Đức, sẽ thuyết trình báo cáo tham luận: "Kinh nghiệm gần 30 năm thực hành lâm sàng theo trường phái Pháp tại Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em ở Việt Nam".
Tóm tắt: Vào cuối thập niên 1980, ở Việt Nam trải qua thời kỳ Đổi mới với những biến đổi lớn về kinh tế - xã hội, những khó khăn tâm lý của trẻ em ngày càng được phát hiện.Trong bối cảnh đó, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, nguyên là bác sỹ nhi khoa có nhiều năm làm việc ở Pháp đã thành lập Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, gọi tắt là Trung tâm N-T, huy động các chuyên gia Pháp và Việt Nam từ nhiều lĩnh vực, trong đó có tâm lý học lâm sàng. Trung tâm N-T có nhiệm vụ phát triển các cơ sở can thiệp các vấn đề tâm lý của trẻ em theo mô hình của Pháp, đồng thời vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp theo trường phái Pháp, nhằm tìm ra giải pháp cho trẻ em gặp khó khăn. Sau khi tốt nghiệp tâm lý học tại Đại học sư phạm Hà Nội, làm giảng viên của Trường Cán bộ quản lý giáo dục, sau này là Học viện quản lý giáo dục, tôi đã được gia nhập vào Trung tâm N-T từ năm 1989 và được đào tạo về tâm lý học lâm sàng từ các chuyên gia Pháp đến Việt Nam và được gửi đi thực tập và học tập ở Pháp. Sau quá trình đào tạo như vậy, tôi tiếp tục giảng dạy về tâm lý học lâm sàng ở Học viện quản lý giáo dục và làm giám đốc chuyên môn của Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em. Càng làm việc, tôi càng thấy được giá trị của trường phái Pháp. Chính vì vậy, tôi muốn giới thiệu ảnh hưởng của trường phái Pháp để đối thoại với các trường phái lâm sàng khác. Tham luận này sẽ làm rõ hai kinh nghiệm sau:
Tính độc đáo trong hai kinh nghiệm này là tạo ra được sự chia sẻ của tất cả các nhà thực hành trong Trung tâm can thiệp về cách giải mã các hành vi quan sát được trên trẻ theo hướng phân tâm học để cùng đi đến một chiến lược trị liệu phù hợp. Điều này góp phần bổ sung cho các trường phái lâm sàng khác nhờ giá trị nhân văn và khoa học của nó.
Résumé: A la fin des années 1980, le Vietnam a connu un grand changement socio- économique, appelé la période Doimoi, dans lequel le problème psychologique de l’enfant est bien observé. Compte tenu de cette difficulté répandue chez l’enfant vietnamien, le Docteur NGUYEN Khac Vien, ancien pédiatre, formé et ayant travaillé pendant de longues années en France, a créé la Fondation d’Études en Psychologie et Psychopathologie de l’Enfant, une ONG appelée Fondation N-T. Dans ce projet, il avait mobilisé des spécialistes français et vietnamiens dans plusieurs domaines, dont la psychologie clinique. La Fondation N-T a pour tâche de développer des structures de soins pour les enfants selon le modèle français, en même temps de faire des recherches théorico-clinique par études de cas, inspirées par des spécialistes français, tout en contribuant à une solution pour les enfants en difficultés.
En qualité d’un psychologue diplômé de l’École Supérieure de Pédagogie de Hanoi, enseignant à l’École Supérieure de Formation des Cadres d’Éducation, (devenue plus tard National Academy of Education Managment, appelé NAEM), je me suis intéressé par le travail du Docteur Vien et accepté par lui comme un des membres de la Fondation N-T à 1989. Depuis cette date, j’ai été formé par des cliniciens français qui sont venu au Vietnam et par des bourses d’aller faire des stages et études en France : à l’Hôpital Saint Maurice, au CMPP Choisy le Roi, à l’Université Toulouse le Mirail, à l’Université Paris 7. Après ces formations, je continue une double fonction : enseignant de psychologie clinique à NAEM et directeur professionnel de la Fondation N-T. Dans ces deux services, je fais non seulement de la clinique, mais dirige mes étudiants dans leurs stages cliniques. A travers mes longs parcours professionnel, je trouve la valeur du courant français dans notre mission d’aider les enfants en difficulté. C’est la raison pour laquelle, je voudrais développer l’influence de ce courant pour dialoguer avec d’autres courants cliniques qui sont mis en œuvre au Vietnam. Cette communication donne au public vietnamien une autre orientation à choisir, parmi les tendances cliniques actuelles. Je vais donc essayer de développer les deux expériences cliques suivantes :
L’originalité clinique dans ces deux expériences est de faire partager tous les praticiens de chaque structure de soins une lecture profonde, inspirée par la psychanalyse, des comportements observés chez l’enfant en problème pour pouvoir arriver à une stratégie thérapeutique appropriée. Cette originalité et différence pourrait faire un complément à d’autres écoles cliniques du monde, grâce à sa valeur humaine et scientifique.