TS. Trần Văn Kiên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Email: trankienedu@gmail.com
Lĩnh vực nghiên cứu chính:
-Lịch sử Việt Nam cận và hiện đại
- Lịch công nghiệp hoá, đô thị hoá ở Hải phòng nói riêng và Việt Nam nói chung:
==============================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Trần Văn Kiên sẽ thuyết trình báo cáo tham luận: "Những người “Hải Phòng lớn” cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (lịch sử đô thị Hải Phòng thời kỳ thuộc Pháp)" [Les “Grand-Haiphonnais” de la fin du XIXe siècle au début du XXe siècle (L'histoire urbaine de Haiphong à l’époque coloniale française)]
Tóm tắt: Những người Hải Phòng lớn (nguyên văn tiếng Pháp: Les Grand-Haiphonnais) là từ dùng của Henri Cucherousset khi diễn giải về những người chủ trương duy trì, xây dựng, phát triển thương cảng Hải Phòng trong bài viết đăng trên tờ Thức tỉnh kinh tế Đông Dương (L’Éveil économique de l’Indochine) năm 1923. Xây dựng thành phố cảng Hải Phòng thời thuộc Pháp là quá trình hợp tác và xung đột của hai chủ trương “thuận” của những người “Hải Phòng lớn” và “chống” của những người “Hải Phòng nhỏ” [Les Petit-Haiphonnais] từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thập niên 20 của thế kỷ XX. Song không chỉ có các nhà hàng hải, mà đông đảo các nhà công nghiệp, thương mại… đã kiến thiết cảng này thực sự trở thành thương cảng lớn, được ví như một “Bordeaux thứ hai” [second Bordeaux] của Pháp ở Bắc Kỳ và đồng thời là trung tâm công nghiệp lớn đương thời. Lịch sử Hải Phòng thời thuộc địa đã ghi nhận những thành quả của giới tư bản Pháp và Việt Nam trong quá trình xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp mà di sản và ký ức về nó vẫn còn lại đến ngày nay. Qua khai thác nguồn tư liệu gốc cùng hệ thống tài liệu thứ cấp, bài viết trình bày về đóng góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu - những người “Hải Phòng lớn” (cùng cộng sự của họ) - trong lịch sử phát triển đô thị và công nghiệp ở Hải Phòng những năm 1885-1930.
Từ khóa : Hải Phòng; thành phố cảng; công nghiệp hóa; đô thị hóa
Résumé: Henri Cucherousset a utilisé le terme « Les Grand-Haiphonnais » dans son article sur L'Éveil économique de l'Indochine en 1923 pour parler des gens qui voulaient développer le port commercial de Haiphong. La construction et le développement de cette ville à l’époque coloniale sont un processus coopératif et conflictuel de deux politiques : « le pour » des « Grand-Haiphonnais » et « le contre » des « Petite-Haiphonnais » de la fin du XIXe au milieu du XXe siècle. En effet, non seulement les navigateurs, mais aussi un grand nombre de commerçants et d’industriels français ont construit à la ville de Haiphong le grand port commercial, le « second Bordeaux » au Tonkin ainsi qu’un centre industriel, à l’époque. L'histoire coloniale de la ville portuaire de Haiphong a reconnu les acquis des capitalistes français et vietnamiens dans la construction urbaine, le développement industriel dont son patrimoine et sa mémoire demeurent à ce jour. Grâce à l'exploitation des sources et des documents secondaires, cet article présente les contributions de certaines figures historiques importantes - « Les Grand-Haiphonnais » (et leurs associés) - dans l'histoire du développement urbain et industriel à Haiphong pendant les années 1885-1930s.
Mots clés : Haiphong; ville portuaire; industrialisation; urbanisation