1. Luận văn thạc sĩ và người hướng dẫn 1.1. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định giao đề tài luận văn thạc sĩ và một người hướng dẫn học viên thực hiện đề tài luận văn. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lí thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, về phương pháp giải quyết vấn đề đã được đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập để xử lí đề tài. Đối với luận văn thạc sĩ theo cấu trúc chương trình loại 2 cần có những đề xuất mới hoặc kết quả mới. 1.2. Người hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có đủ tiêu chuẩn qui định ở điều 32 qui chế này. Người có chức danh phó giáo sư, giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học được quyền hướng dẫn nhiều nhất 5 học viên trong cùng một thời gian. Người có học vị tiến sĩ được quyền hướng dẫn nhiều nhất 3 học viên trong cùng một thời gian. 1.3. Học viên được bảo vệ luận văn thạc sĩ khi đủ các điều kiện sau đây: 2. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ 2.1. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ do thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập. Hội đồng gồm 5 thành viên, là những người có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư phù hợp với chuyên ngành đào tạo của học viên, trong đó số thành viên ở ngoài cơ sở đào tạo là hai người. Thành phần hội đồng gồm chủ tịch, thư kí, hai người phản biện và ủy viên. Người phản biện phải là người am hiểu đề tài luận văn. Người phản biện không được là đồng tác giả với người bảo vệ trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận văn. Các thành viên hội đông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các nhận xét, đánh giá của mình về luận văn. Các thành viên hội đồng phải là người không có quan hệ cha, mẹ , vợ, chồng, con, anh chị em ruột với tác giả luận văn. 2.2. Không được tiến hành bảo vệ luận văn nếu xảy ra một trong các trường hợp sau: Luận văn phải được bảo vệ công khai. Đối với luận văn có liên quan tới bí mật quốc gia, việc bảo vệ được tiến hành theo hướng dẫn riêng. 2.3. Cơ sở đào tạo xây dựng qui định về cách cho điểm đánh giá luận văn và hướng dẫn các thành viên hội đồng thực hiện. Việc đánh giá luận văn phải đảm bảo đánh giá đúng trình độ kiến thức của học viên, khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra. Điểm chấm luận văn của từng thành viên theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ 0.5 điểm. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên có mặt trong buổi bảo vệ được lấy đến một chữ số thập phân và không làm tròn. Hướng dẫn về luận văn thạc sĩ Đề tài luận văn xác định riêng cho từng học viên, không được trùng lặp. Để tránh trùng lặp, cơ sở đào tạo phải có hệ thống quản lý theo dõi những đề tài đã thực hiện tại cơ sở mình và các cơ sở đào tạo khác. Đề tài luận văn phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo và phải được Hội đồng Khoa học – đào tạo của cơ sở đào tạo chấp nhận. Đề tài cần được giao sớm cho học viên, có thể ngay từ học kỳ 1, muộn nhất là cuối học kỳ 3 đối với hình thức tập trung và cuối năm thứ hai đối với hình thức không tập trung. Trước khi thực hiện đề tài luận văn, học viên phải viết đề cương nghiên cứu, trong đó ghi rõ: Bộ môn tổ chức duyệt đề cương của đề tài luận văn thạc sĩ cho học viên. Căn cứ đề nghị của bộ môn và khoa, thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định về người hướng dẫn và đề tài luận văn cho học viên. Căn cứ vào đề cương nghiên cứu đã được duyệt, học viên thực hiện đề tài theo đúng tiến độ đã đề ra. Nếu vì điều kiện nào đó không thể thực hiện được đề tài luận văn đã được duyệt, học viên phải đăng ký nhận đề tài mới với khóa sau, không được phép đổi đề tài trong quá trình thực hiện luận văn. Luận văn thạc sĩ được trình bày từ 15.000 đến 25.000 chữ (tùy thuộc cấu trúc chương trình đào tạo loại 1 hay loại 2) theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận và tài liệu tham khảo. Về hình thức, chế bản, cách trình bày có thể tham khảo qui định đối với luận án tiến sĩ. Cơ sở đào tạo xây dựng qui định về tổ chức bảo vệ và thang điểm đánh giá luận văn thạc sĩ của cơ sở mình. Thủ tục và trình tự buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ tương tự như bảo vệ luận án tiến sĩ, nhưng nội dung của từng thủ tục, trình tự cần ngắn gọn hơn. Người hướng dẫn nếu tham gia Hội đồng thì chỉ là ủy viên Hội đồng. Việc tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho tất cả học viên của mỗi khóa đào tạo chỉ được tiến hành trong thời gian không quá hai tháng. Lịch bảo vệ luận văn tốt nghiệp phải được xác định và thông báo cho học viên từ đầu khóa học trong kế hoạch học tập của cả khóa học. Đối với học viên không hoàn thành được luận văn kịp theo lịch của kỳ bảo vệ lần thứ nhất, học viên bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu trong lần thứ nhất được bảo vệ luận văn trong kỳ bảo vệ lại. Lịch của kỳ bảo vệ lại cũng phải được ấn định từ đầu khóa học, và đảm bảo sau ngày cuối cùng của kỳ bảo vệ lần thứ nhất từ 4 đến 6 tháng. Nếu không thể hoàn thành luận văn đúng thời hạn, học viên phải làm đơn xin kéo dài thời hạn đến kỳ bảo vệ lại của khóa đào tạo hoặc đến kỳ bảo vệ lần thứ nhất của khóa tiếp sau. Thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét giải quyết việc gia hạn thời gian bảo vệ luận văn cho học viên. Không cho phép học viên bảo vệ luận văn ngoài thời gian của lịch bảo vệ đã ấn định. Học viên bị đình chỉ học tập, học viên không hoàn thành chương trình các môn học hoặc không hoàn thành luận văn đúng thời hạn qui định (kể cả thời hạn đã được kéo dài) thì kết quả học tập đã đạt được sẽ bị hủy bỏ.