TS. Nguyễn Thị Hậu, Trường Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
ThS. NCS Trương Phúc Hải, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
====================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,TS. Nguyễn Thị Hậu và ThS.Trương Phúc Hải sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « DI SẢN KIẾN TRÚC CÔNG GIÁO Ở SÀI GÒN – TP.HỒ CHÍ MINH".
Tóm tắt: Văn hóa là một hệ thống những ký hiệu, biểu tượng.Nhà xã hội học Emile Durkheim đã chỉ ra rằng hệ thống biểu tượng bao gồm ba khía cạnh: thứ nhất là cá nhân, thứ hai là cộng đồng và thứ ba là biểu tượng. Vai trò cơ bản của biểu tượng là “điểm hội tụ”, cầu nối giữa cá nhân và cộng đồng, giữa quá khứ và hiện tại; là “máng trung chuyển” tư tưởng triết lý, ký ức thời gian; là phương tiện thuận lợi vừa làm sáng tỏ nhận thức và tạo ra nhận thức.
Văn hóa đô thị cũng có hệ thống biểu tượng riêng của nó.Biểu tượng đô thị (urban symbolism) được thể hiện thông qua những yếu tố khác nhau, chẳng hạn quy hoạch thành phố, kiến trúc, tên đường và địa danh cũng như lễ nghi, lễ hội; ở bộ phận khác bao gồm lịch sử, giai thoại, thi ca, âm nhạc, phim ảnh. Biểu tượng đô thị góp phần làm nên sự phần phong phú và đa dạng của đời sống đô thị, làm nên“sức hút” của thành phố. Biểu tượng đô thị định hình theo thời gian sẽ tạo nên bản sắc đô thị,“cái hồn của đô thị”.
Đô thị Sài Gòn có bốn đặc trưng cơ bảnlà: một đô thị sông nước, là đô thị trung tâm kinh tế, là một đô thịtheo kiểu phương Tâyvà đô thị đa dạng về văn hóa. Trong tất cả các đặc điểm ấy đều có thể nhìn thấy những dấu ấn văn hóa Pháp. Một trong vài điểm nhấn nổi bật của sự đa dạng văn hóa và đô thị phương Tây của Sài Gòn là những kiến trúc công trình Công giáo do người Pháp đưa vào từ nửa sau TK 19: nhà thờ, tu viện, trường học…Bài viết này trình bày về lịch sử lâu đời, kiến trúc nổi bậtcủa một số công trình Công giáo ở Sài Gòn và vấn đề bảo tồn những di sản đức tin ấy từ phía Giáo hội.Qua đócho chúng ta cái nhìn khách quan hơn vàsự hiểu biết giá trị nhiều mặt của di sản công giáo, cũng là những di sản lịch sử văn hóa của đô thị Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh.
Résumé : La culture est un système de symboles. Émile Durkheim (un sociologue) a montré que le système de symbole comprenait trois aspects : individu, communauté et symbole. Ce dernier joue un rôle comme un point convergent et un pont de liaison entre individu et communauté, entre passé et présent. Il est considéré comme un vecteur de philosophie et de mémoire.
La culture urbaine a son système de symbole propre. Cela manifeste par divers facteurs : urbanisme, architecture, dénomination de rues, fêtes, histoire, musique...etc. Le symbole urbain contribue à enrichir la vie urbaine. Il constitue une attraction d’une ville. Le symbole urbain se forme d’année en année et constitue un caractère particulier de la vie urbaine.
Saigon comporte quatre caractéristiques principales : Villes de cours d’eau ; centre économique ; ville d’après le type occidental ; ville multiculturelle. On peut reconnaître d’entre elles des empreintes de la culture française. L’une de ces empreintes était l’architecture catholique construite depuis la fin du XIXème, par le Français : églises, écoles et monastères. Dans le cadre de cette recherche, nous abordons l’histoire de certaines architectures catholiques à Saigon et la conservation de ces patrimoines. Par là, nous voulons affirmer la valeur sous tous aspects de ces patrimoines catholiques, ainsi que les patrimoines culturels de Saigon-Ho Chi Minh ville.