TS. Ninh Thị Sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Email:sinhninh@gmail.com
===============================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Ninh Thị Sinh sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « Giao lưu văn hóaViệt-Pháp trong lĩnh vực tôn giáo. Trường hợp Hội Phật giáo Bắc kỳ (1934-1945)"
Tóm tắt: Việt Nam giai đoạn thuộc địa đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo.Tuy nhiên, trong lĩnh vực tôn giáo,thông thường các tác giả chỉ quan tâm đến Thiên Chúa giáo và hai tôn giáo mới, đó là Cao Đài và Hòa Hảo, còn Phật giáo, một trong ba tôn giáo cổ truyền của người Việt dường như vẫn được coi như hàng thế kỷ trước. Trong bài tham luận này chúng tôi đặt vấn đề Phật giáo quan tâm đến bên ngoài và có tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu qua trường hợp Hội Phật giáo Bắckỳ (1934-1945). Trên cơ sở các nguồn tài liệu lưu trữ, cũng như phân tích các ấn phẩm do hội xuất bản, nhất là báo ĐuốcTuệ (1935-1945) cơ quan ngôn luận của Hội,bài viết làm sáng tỏ sự tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa phương tâytrên các phương diện như tuyên truyền (sử dụng báo chí làm công cụ), giải thích sử dụng đa dạng các thể loại văn học để giải thích giáo lý đạo Phật một cách sinh động và dễ hiểu), nội dung giáo lý (những nội dung căn bản của đạo Phật cũng được giải thích lại theo nhận thức mới của lớp trí thức vững vàngTây học). Sự tiếp nhận này không nằm ngoài mục đích hiện đại hóa đạo Phật, làm cho đạo Phật phù hợp với những nhu yếu của xã hội hiện đại nhưng không xa rời với những tôn chỉ mà Phật tổ đã dạy
Résumé : Le Vietnam à l’époque coloniale française a été étudié dansplusieurs domaines différents tels que l’économie, la culture, le social, la religion. Dans le domaine religieux, des auteurs s’intéressent souvent au catholicisme et aux deux nouvelles religions, Cao Dai et HoaHao. Quant au Bouddhisme, il est considéré comme ayantdes milliers d’années.Cette réflexion, nous posela question du Bouddhisme qui faitattention au monde extérieur et la réception des influences culturelles venues de France. Cette question sera étudiée à travers le cas de l’Association bouddhique du Tonkin (1934-1945). A partir de documents d’archives conservés en France et au Vietnam ainsi que despublications,surtout la revue ĐuốcTuệ (le Flambeau de la Spiritualité),porte-parole de l’Association bouddhique, nous nous concentrons sur les trois domaines : diffusion (la revue estle moyen privilégié), méthodesd’explication (l’utilisation de divers genres littéraires pour présenter et expliquer le bouddhisme), réinterprétation des contenus doctrinaux bouddhiques (selon la connaissance des nouveaux diplômes). Tous ces procédés visent l’objectif de moderniser le bouddhisme, de le rendre conforme à sa doctrine, mais en même temps,adapté à la société moderne.
Mots clés : association, bouddhique, revue, Tonkin, Đuốc Tuệ, Hội, Phật giáo, tạp chí, Bắc Kì