TS. Trần Thị Phương Hoa, Viện Sử học-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email: tranphhoa@yahoo.com
==============================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu Văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Trần Thị Phương Hoa sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "Chuyển động cùng hiện đại- nữ giáo viên và việc luân chuyển cán bộ trong bối cảnh giáo dục nữ ở Bắc Kỳ thời thuộc địa, 1907-1945".
Tóm tắt: Gần đây, đã có một nền tảng học thuật nghiên cứu các điểm chung của bối cảnh xã hội ở nhiều nước và khu vực liên quan đến khái niệm "phụ nữ mới" như một bằng chứng về "hiện đại". Mối liên hệ giữa hai hiện tượng này ở nhiều quốc gia đã được nhìn thấy trong bối cảnh thuộc địa vào đầu thế kỷ XX. Trong các lĩnh vực xã hội và văn hoá như báo chí, văn học, nghệ thuật, giáo dục, phụ nữ đã sử dụng lợi thế của bối cảnh hiện đại để trở thành những phụ nữ hiện đại, thể hiện sự bình đẳng với nam giới và đóng một vai trò nhất định trong xã hội. Đặc biệt, giáo dục là một môi trường xã hội và tri thức đã giúp phụ nữ nhận ra giá trị và khẳng định vị trí xã hội của họ. Giáo dục tạo ra một trong những môi trường việc làm chuyên môn đầu tiên dành cho phụ nữ. Trong xã hội Khổng giáo như Bắc Kỳ, sự xuất hiện của phụ nữ trong các vị trí giảng dạy là chưa từng có. Trong khi các trường học nữ khai trương tại một số thành phố lớn của Bắc Kỳ đã thu hút được con gái của các gia đình giàu có, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu giáo viên nữ, sự chú ý của xã hội và thái độ khe khắt của dư luận đối với giáo viên nữ là những vấn đề nổi lên trong môi trường giáo dục trong nửa đầu của thế kỷ XX. Hình thành như một nhóm nghề nghiệp chuyên môn nữ đầu tiên ở Bắc Kỳ, giống như các đồng nghiệp nam giới, họ làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát của chính quyền Pháp và Bộ Giáo dục. Với số lượng khoảng một trăm năm mươi vào năm 1940, các giáo viên nữ nổi bật trong xã hội Bắc Kỳ và thu hút được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là khi các tờ báo nữ xuất hiện vào cuối những năm 1920.
Bước vào thị trường lao động ở Bắc Kỳ trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, giáo viên nữ gặp nhiều thách thức xã hội cũng như nghề nghiệp, trong đó có việc liên tục bị luân chuyển. Cải cách giáo dục liên tục, việc mở rộng hệ thống trường học, nhu cầu mở trường học cho học sinh nữ và cải tiến đào tạo giáo viên nữ đã khiến giáo viên nữ phải thường xuyên di chuyển. Trong báo chí, văn học, hình ảnh của họ xuất hiện ở những góc độ khác nhau, từ những phụ nữ đức hạnh, những người làm gương sáng về đạo đức và trí tuệ cho tới những phụ nữ ưa phù phiếm phải chịu điều tiếng xấu. Rõ ràng, nghĩa vụ của họ ngày càng nhiều thêm. Ngoài các nhiệm vụ gia đình và quan hệ họ hàng như làm vợ, mẹ, con gái, con dâu, họ phải đảm nhiệm các chức năng của một viên chức dân sự, làm việc cho nhà nước. Tài liệu lưu trữ cung cấp một cái nhìn sâu hơn về công việc của họ. Hầu hết trong số họ là những cô gái trẻ, trở thành giáo viên sau khi hoàn thành chín năm học, ở tuổi mười bảy. Khoảng từ hai đến ba năm, những giáo viên trẻ này thường bị điều động công tác ở nhiều trường học khác nhau, hoặc phải nghỉ do thai sản. Mặc dù sự quan tâm của công chúng vào việc giáo dục nữ giới gia tăng, nhưng công việc của họ đã không được quan tâm nhiều. Trong khi đó, dư luận tập trung nhiều hơn vào hành vi, luân lý và vụ bê bối của họ. Dựa trên tài liệu lưu trữ cũng như báo chí đương đại, đặc biệt là báo và tạp chí phụ nữ, bài báo của tôi tìm hiểu về giáo dục nữ ở Bắc Kỳ, trong đó cuộc đời và công việc của nữ giáo viên là một điểm nhấn.
Từ khóa: giáo dục thực dân, giáo dục nữ, thuộc địa, cận đại Việt Nam
Résumé: Depuis un certain temps de nombreuses études ont situé, dans leurs contextes nationaux et régionaux, le concept de la « femme nouvelle », une notion qui s’alliait directement avec celle de la modernité. Le lien entre le premier et le second est particulièrement percutant dans les contextes coloniaux au début du vingtième siècle où la présence occidentale provoqua une certaine prise de conscience nationale et où la survie nationale devait nécessairement passer par cette modernité. Fondamental à la notion de modernité fut le statut des femmes et plusieurs administrations coloniale, telle la France en Indochine, perçurent l’éducation des femmes vietnamiennes comme la voie vers cette modernité. Dans ce contexte, bon nombre de femmes vietnamiennes bénéficièrent de cette scolarisation, une situation qui leur permettait d’élever leur statut au sein de leur société et leur permettant aussi de jouer un rôle plus large au sein de la société vietnamienne. Le milieu scolaire permit aux femmes de réaliser la valeur de leurs efforts sociaux. L’éducation devint donc le premier site public et professionnel dans lequel pouvaient participer les femmes. Dans une société confucéenne telle que celle du Tonkin, l’apparition des femmes dans des postes d’institutrices, par exemple, fut sans précédent. Les premières écoles de filles, ouvertes dans certaines villes majeures du Tonkin, attirèrent les filles de familles tonkinoises prospères et résulta en une demande accrue d’institutrices. Cependant, ces femmes durent des attitudes et des opinions rigides envers leurs nouveaux rôles.
Les institutrices Tonkinoises furent le premier groupe professionnel féminin au Tonkin. Comme leurs collègues masculins, elle œuvraient suite à la nomination et sous la surveillance des autorités coloniales françaises et du Département d’éducation. Constituant un petit groupe d’environ 150 en 1940, ces femmes se démarquèrent dans la société tonkinoise et attirèrent l’attention de la sphère publique, surtout suite à l’apparition des journaux féminins.
Se retrouvant sur le marché du travail au Tonkin dès la première décennie du vingtième siècle, les institutrices subirent des défis professionnels, dont celui de la mobilité. Les nombreuses réformes scolaires, la croissance du système scolaire, les demandes pour de nouvelles écoles de filles et l’amélioration des secteurs de formation firent que les instutrices se voyaient souvent mutées d’un endroit à l’autre. Dans les journaux ces femmes furent parfois représentées comme des femmes modèles, vertueuses qui devaient servir d’exemple de sagesse et de bonnes mœurs. Leurs tâches devenaient plus larges. En plus des responsabilités familiales, telles leur rôles en tant qu’épouses, mères, filles et brues, elle devenaient aussi membres du fonctionnariat, travaillant pour l’état. Un examen des sources d’archives nous permet d’approfondir notre analyse de leur travail et de leurs rôles. La plupart de ces femmes étaient jeunes, devenant institutrices après neuf ans de scolarisation vers l’âge de dix-sept ans. Malgré le fait que l’intérêt envers ces jeunes femmes était vif, on peut noter que ce n’est pas leur travail qui suscita le plus d’attention, mais plutôt leur comportement, leur moralité. Ma communication se veut un étude de l’éducation des filles au Tonkin, en particulier celles des institutrices, une analyse formée suite à l’examen de sources d’archives et de journaux et périodiques feminins d’époque et qui démontre les tensions entre le désir de modernité, les responsabilités familiales traditionnelles et les perceptions engendrées par la mobilité exigée par leurs fonctions professionnelles.
Mots clés: éducation coloniale, éducation féminine, institutrices, Tonkin colonial