TS. Trần Đức Anh Sơn, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
=====================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Trần Đức Anh Sơn sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "NGUỒN TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP LIÊN QUAN VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA".
Tóm tắt: Fond tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, là đề tài do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng thực hiện từ năm 2009. Nhóm nghiên cứu đã đã sưu tầm, thu thập được nhiều bản đồ, hình ảnh và thư tịch cổ được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, như: Hán - Nôm, quốc ngữ, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Đức… có liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (và quần đảo Hoàng Sa). Trong số đó, tài liệu viết bằng tiếng Pháp chiếm tỉ lệ khá lớn và rất có giá trị trong việc góp phần chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham luận này giới thiệu tổng quát nguồn tài liệu tài liệu tiếng Pháp mà chúng tôi đã thu thập, phân loại và dịch thuật để sử dụng, gồm:
- Các văn bản được công bố, xuất bản trong các thế kỷ XVIII - XIX của các học giả người Pháp và người châu Âu nói chung, viết về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, động thực vật sinh sống trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhận thức của người phương Tây đương thời về Biển Đông và các đảo ở Biển Đông; đồng thời ghi nhận quá trình khai phá, chiếm hữu, xác lập chủ quyền của người Việt ở Biển Đông nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng.
- Các văn thư ngoại giao, văn bản hành chính, báo cáo quân sự; báo cáo khảo sát khoa học, khí tượng...; các hiệp ước, hiệp định quốc tế do Bộ Ngoại giao, Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa của Chính phủ Pháp, các cơ quan ngoại giao của Pháp ở Trung Quốc và Nhật Bản, chính quyền Pháp ở Đông Dương, các đơn vị quân sự, dân sự hoạt động ở Hoàng Sa và Trường Sa... ban hành, công bố từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Đây là những tài liệu ghi nhận người Pháp, cụ thể là chính quyền Pháp ở Đông Dương đã trực tiếp tham gia vào việc thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, thông qua sự bảo hộ của Pháp, đối với quần đảo Hoàng Sa (và quần đảo Trường Sa), kể từ khi Pháp ký với triều Nguyễn Hiệp ước Giáp thân (6.6.1884), đến khi Chính phủ Pháp tham gia ký Hiệp định Genève lập lại hòa bình ở Đông Dương (tháng 7.1954).
- Các bài báo, bài nghiên cứu, báo cáo kết quả khảo sát địa lý, địa chất, thủy văn, sinh vật… ở quần đảo Hoàng Sa (và quần đảo Trường Sa), cùng những bài báo phản ảnh quan điểm và cung cấp những tư liệu liên quan chủ quyền của Việt Nam (mà Pháp đang đại diện) đối với quần đảo Hoàng Sa (và quần đảo Trường Sa), được công bố trên báo chí đương thời ở Pháp và báo chí xuất bản bằng tiếng Pháp ở Việt Nam.
Từ khóa: tài liệu tiếng Pháp, Đông Dương, Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, chủ quyền.
Résumé: Le dossier de la souveraineté territoriale des archipels Paracels du Vietnam est realisé en 2009 par l’Institut d’Étude du Développement Économique et Sociale de Danang (IEDES). Les chercheurs d’IEDES ont recueilli et collection néplusieurs documents en toutes langues différentes: chinois, chino-vietnamien, vietnamien, portugais, français, espagnol, hollandais, anglais, italien, allemand... tels que des cartes géographique et politique, des photos, et des anciennes œuvres concernant la souveraineté territoriale des archipels Paracels (et ceux de Spratleys) du Vietnam. La plupart de ces précieux documents sont en français justifiant la souveraineté territoriale et maritime du Vietnam sur les archipels Paracels et les archipels Spratleys. Cette intervention présente un aperçugénéral des documents en français que nous avons traduit et caractérisé comprenant:
- Les documents qui sont publiés du 18e siècle au 19e siècle par les auteurs Français en particulier et par les auteurs Européens en général en ce qui concernaitla description de la géographie, de la nature, du climat, de la flore et de la faune de deux archipels Paracels et Spratleys, la conception des Occidentaux vis-à-vis la mer de l’Est et les îles en mer de l’Est (mer de Chine autrefois) en constatant les étapes de la conquête puis l’établissement de la souveraineté des Vietnamiens en mer de l’Est en général et sur les archipels Paracels et Spratleys en particulier.
- Les lettres diplomatiques, les instruments administratifs, les rapports militaires, scientifiques et métrologiques, les Traités et les Accords Internationaux sont promulgués et publiés du 19e siècle au 20e siècle par le Ministère des Affaires Étrangères, le Ministère de la Marine, l’Indochine Française du Gouvernement français et par les organismes diplomatiques français en Chine et au Japon, les services militaires et civils vécus sur les archipels Paracels et Spratleys. Ces documents justifiaient la réalisation du droit de la souveraineté territoriale du Vietnam représentant par les Français et le Protectorat français d’Annam sur deux archipels Paracels et Spratleys selon le Traité de Hué (le 06/06/1884) durant les Accords de Genève (le 20/07/1954)
- Les magazines et les recherches scientifique, géographique, méthodologique, biologique… ont justifié et fourni les preuves indiscutables de la souveraineté du Vietnam sur les deux archipels Paracels et Sratleys, ces documents à cette époque sont publiés dans les journaux en France et dans les journaux en français au Vietnam.
Les mots-clés de recherche: documents en français, l’indochine, Vietnam, , Vietnam, les archipels Paracels, les archipels Spratleys, souveraineté.