PGS.TS. Trần Thu Hương, Trường Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội;
Email : tranthuhuong@vnu.edu.vn
TS. Nguyễn Hạnh Liên, Trường Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội;
Email: nguyenhanhlien@gmail.com
TS. Ngô Thanh Huế, Trường Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội;
Email : ngothanhhue@gmail.com
TS. Trần Thu Hương, Trường Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội;
Email : huonghn1987@gmail.com
====================================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS. Trần Thu Hương, TS. Nguyễn Hạnh Liên, TS. Ngô Thanh Huế, TS. Trần Thu Hương sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "HẠNH PHÚC Ở TRƯỜNG HỌC : NGHIÊN CỨU TRÊN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI VIỆT NAM"
Tóm tắt: Dựa trên quan điểm của Randolph, Kangas & Ruokamo (2009), nghiên cứu có mục đích tìm hiểu sự cảm nhận hạnh phúc về trường học nói chung cũng như những chiều kích cụ thể được đánh giá bởi học sinh trung học cơ sở Việt Nam (tại Hà Nội). Nghiên cứu sử dụng thang đo NJSCS-MSHS (New Jersey School Climate Surrvey Middle – High School Students) được xây dựng và phát triển tại trường Đại học New Jersey năm 2014, gồm 48 câu đánh giá sự hạnh phúc của học sinh ở trường học trong nhiều chiều kích. Kết quả thu được bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi từ 535 học sinh cho thấy: học sinh có cảm nhận hạnh phúc về trường học ở mức trung bình. Học sinh cảm thấy hài lòng nhất về các hoạt động ngoại khóa và các mối quan hệ bạn bè trong trường học. Các chiều kích mà học sinh cảm thấy ít hài lòng hơn là vấn đề an toàn trường học, sự lo lắng về học tập (đánh giá học đường). Nghiên cứu gợi mở một cách tiếp cận đa chiều trong việc đánh giá sự hạnh phúc của học sinh ở trường học tại Việt Nam.
Từ khóa: Sự hạnh phúc, sự hạnh phúc ở trường học, học sinh trung học cơ sở Việt Nam
Résumé : Basé sur le modèle de Randolph, Kangas & Ruokamo (2009), cette étude a pour but de comprendre la perception générale du bien-être scolaire ainsi que ses dimensions spécifiques évaluées par les collegiens au Vietnam (à Hanoi). Cette étude utilise l’échelle NJSCS-MSHS (New Jersey School Climate Surrvey Middle – High School Students), un instrument élaboré et développé par l’Université de New Jersey en 2014. Elle se compose par 48items de la satisfaction des élèves dans des dimensions différentes. Les résultats obtenus par un sondage auprès de 535 élèves ont montré que les élèves se ont leur bien-être scolaire à un niveau moyen. Les élèves se sentent plus à l'aise au sujet des activités para-scolaires et de l’amitié à l'école. Les dimensions dans lesquelles les étudiants se sentent moins satisfaits sont la sécurité à l'école, l'anxiété scolaire (évaluation à l’école). L'étude suggère une approche multidimensionnelle pour évaluer le bien-être scolaire des collégiens au Vietnam.
Mots clés :Bien-être, bien-être scolaire, collégien vietnamien