PGS. TS. Trần Đình Bình , Trường Đại học ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội
Email : tbinhfrance@gmail.com
TS. Nguyễn Văn Toàn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Email: toannv@hnue.edu.vn
=========================================================
Trong hội thảo quốc tế “Giao lưu văn hóa Việt-Pháp: Thành tựu và triển vọng (Echanges culturels Franco-vietnamiens: réalisation et perspectives) diễn ra vào ngày 16-17/4/2017 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS. TS. Trần Đình Bình và TS. Nguyễn Văn Toàn sẽ thuyết trình báo cáo khoa học: "Ảnh hưởng của việc dạy học tiếng pháp và bằng tiếng pháp ở Việt Nam: Cách tiếp cận lịch đại từ thời kì pháp thuộc đến nay".
Tóm tắt: Bài báo cáo trình bày ảnh hưởng của việc dạy học tiếng pháp và bằng tiếng pháp ở Việt nam theo cách tiếp cận lịch đại : Từ thời kì thực dân pháp đến nay. Bằng phương pháp diễn tả với các kĩ thuật và thao tác riêng, bài nghiên cứu tiến hành phân tích định lượng và định tính những ảnh hưởng của việc dạy học tiếng pháp ở Việt Nam và các nước nói tiếng pháp liên quan, nhất là nước Pháp, đối với đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao biết tiếng pháp. Thời kì thực dân (1858- 1954) đã chứng kiến việc triển khai giảng dạy tiếng pháp và bằng tiếng pháp nhằm đào tạo nhân viên giúp việc cho chính quyền Pháp và thực hiện sứ mạng khai sáng văn minh của Mẫu quốc. Trong hơn tám mươi năm thực dân Pháp đô hộ, một tầng lớp trí thức Viêt Nam ra đời dưới trường học Pháp tại Việt nam và tại Pháp. Nhiều người đã trở nên nổi tiếng, trong đó phải kể đến cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố Đại tướng Võ nguyên Giáp và rất nhiều nhân vật nổi tiếng khác trong các lĩnh vực khoa, học kĩ thuật, văn hoá. Thời kì đương đại, từ năm 1954 đến 1986, việc giảng dạy tiếng pháp trải qua những bước thăng trầm. Tiếng pháp đã mất đi vị thế ngôn ngữ giảng dạy để trở thành một trong bốn ngoại ngữ được dạy trong hệ thống giáo dục của chúng ta. Từ năm 1986 đến năm 2000, tiếng pháp đã được phục hồi nhờ các dự án lớn do Cơ quan Đại học pháp ngữ tài trợ (AUF) : Dự án các lớp song ngữ, Dự án chuyên ngành Đại học pháp ngữ, nhằm đào tạo một thế hệ trẻ biết tiếng pháp có khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế, văn hoá xã hội.
Từ năm 2000 đến nay, các đối tác pháp ngữ như Cơ quan Đại học pháp ngữ (AUF), Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), các Đại sứ quán pháp ngữ tại Hà Nội và Chính phủ Việt Nam chú trọng đến chất lượng đào tạo. Họ cùng cố gắng đa dạng hoá các hình thức đào tạo cho lớp trẻ ưu tú được thực hiện tại Việt Nam, tại Pháp và tại các nước nói tiếng pháp thông qua các dự án đào tạo với nhiều đối tác tham gia như Dự án Đào tạo kĩ sư chất lượng cao Pháp Việt (PFIEV), Dự án Đào tạo quản lí kinh tế (CFVG), dự án Viện đào tạo tin học pháp ngữ (IFI), Dự án trường Đại học khoa học công nghệ Hà nội (USTH), các chương trình học bổng 859, 322, 911 đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài của Bộ Giáo dục Đào tạo, các chương trình học bổng tiến sĩ của Đại sứ quán Pháp, Bỉ, Canada. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, các kĩ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, v.v… đã trở về nước làm việc trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục và văn hoá. Họ là cầu nối cho sự hợp tác đa phương hiệu quả giữa Việt Nam, Pháp và các nước pháp ngữ và làm sống văn hoá pháp, văn hoá pháp ngữ tại thuộc địa cũ của pháp. Nhiều trí thức biết tiếng pháp đang giữ nhiều trọng trách trong bộ máy nhà nước hiện nay như : Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng. Chủ tịch Uỷ ban Khoa học kĩ thuật của Quốc hội Phan Thanh Bình, Trưởng ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam Nguyễn Quang Minh, Đại sứ Dương trí Dũng,Trưởng phái đoàn Việt nam tại Liên hơp quốc ở Genève, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh, Xã hội Lê Quân. Trong nhiều trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu, nhiều cán bộ phụ trách biết tiếng Pháp.
Tóm lại, bài nghiên cứu của chúng tôi nêu rõ những đóng góp to lớn không thể phủ định được của việc dạy học tiếng pháp và bằng tiếng pháp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam đối với một giai đoạn dài của lịch sử đương đại. Vấn đề còn lại là phát huy các mặt tích cực của nó trong hoàn cảnh đa ngôn ngữ, đa văn hoá vì sự phát triển cá nhân, nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế tri thức trước diễn biến của toàn cầu hoá.
Résumé: Notre communication a pour but de présenter l’impact de l’enseignement-apprentissage du et français au Vietnam selon l’approche diachronique: de l‘époque coloniale jusqu’à nos jours. Par la méthode descriptive, avec ses techniques, ses opérations propres, notre travail consiste essentiellement à l’analyse quantitative et qualitative de l’influence de cet enseignement-apprentissage sur la formation des ressources humaines francophones qualifiées au Vietnam et dans les pays francophones concernés, notamment en France. L’époque coloniale (1858-1954) a assisté à la mise en place de l’enseignement du et en français pour former un personnel auxiliaire au service de l’administration française et réaliser la mission civilisatrice dictée par le Métropole. Pendant plus de 80 ans de colonisation française, une nouvelle classe intellectuelle vietnamienne a vu le jour à l’école française au Vietnam et en France. Beaucoup sont devenus célèbres parmi lesquels il faut citer le Président Ho Chi Minh défunt, le Premier ministre Pham Van Dong défunt, le Général Giap défunt et tant d’autres dans bien des domaines scientifiques, techniques et culturels. Pour la période contemporaine, de 1954 jusqu’à nos jours, l’enseignement-apprentissage du français connait des hauts et des bas. De 1954 à 1986, le français a perdu son statut de langue d'enseignement pour devenir une des quatre langues étrangères dispensées dans notre système éducatif. De 1986 à l’an 2000, le français a gagné du terrain grâce aux projets phares financés par l’AUF : classes bilingues et Filières universitaires francophones dont l’objectif était de former une nouvelle génération francophone capable de contribuer au développement national en période de sa transformation économique socioculturelle.
De 2000 à présent, les partenaires francophones comme l’AUF et l’OIF et les ambassades francophones à Ha noi et notre gouvernement accordent une grande importance à la qualité de formation. Ils déploient des efforts conjoints en diversifiant les offres de formation à nos jeunes élites au Vietnam, en France et dans les pays francophones à travers les projets multi-partenariaux comme PFIEV, CFVG, IFI, USTH, programmes de bourse 859, 322 et 911 du MEF, programme de bourse doctorale de l’Ambassade de France, du Canada, de Belgique. Au terme de leur formation, bien des docteurs, d’ingénieurs, de médecins, d’architectes, etc…sont rentrés travailler dans différents secteurs économique, scientifique, éducatif et culturel. Ils constituent le pont de coopération multilatérale fructueuse entre le Vietnam et la France et d’autres pays francophones et font vivre la culture française et francophone dans cette ancienne colonie française. Bien des intellectuels francophones occupent des postes de responsabilité dans l’appareil d’Etat actuel comme Monsieur Le Minh Hung, Gouverneur de la Banque d’Etat, Monsieur Pham Thanh Binh, Président de la commission scientifique et technique de l’Assemblée Nationale, Nguyen Quang Minh, Responsable du Service d’actualité de VTV1, Duong chi Dung, ambassadeur du Vietnam auprès de l’ONU à Genève, Le Quan, Vice Ministre du Ministère du Travail et des invalides, des affaires sociales etc... Dans presque tous les hôpitaux, les universités, bon nombre de responsables sont francophones.
En conclusion, cette recherche met en évidence une grande contribution indéniable de l’enseignement-apprentissage du et en français au développement durable du Vietnam pour une longue période de son histoire contemporaine. Il reste à revaloriser ses points positifs dans notre contexte plurilingue et pluriculturel en faveur de l’épanouissement personnel et professionnel de nos jeunes vietnamiens dans l’économie du savoir face à la globalisation en cours.