PGS.TS. Đinh Khắc Thuân, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email : thuanhannom@gmail.com:
Lĩnh vực nghiên cứu chính (đang cập nhật)
===================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS. Đinh Khắc Thuân sẽ thuyết trình báo cáo tham luận: "HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC PHÁP ĐẦU THẾ KỶ XX".
Tóm tắt: Hương ước là quy ước của làng xã người Việt, xuất hiện từ khá sớm, nhưng được văn bản hóa từ thế kỷ XV dưới đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Ở Việt Nam có hai loại hương ước. Đó là Hương ước cổ truyền xuất hiện trước Hương ước cải lương (từ năm 1921 trở về trước), thường được viết bằng chữ Hán và Hương ước cải lương (gắn với cuộc Cải lương hương chính từ năm 1921 của Chính quyền Bảo hộ Pháp, kéo dài đến trước Tháng 8 năm 1945) được viết bằng chữ Nôm, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Hương ước cải lương được soạn theo mẫu của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, gồm 2 phần: Chính trị và Phong tục. Với nội dung đó của hương ước cải lương, chính quyền thuộc địa đã có những thay đổi tích cực với làng xã truyền thống, nhất là đã giảm bớt phiền phức tốn kém trong tang ma, cưới xin và khao vọng; hoặc là đã xoá bỏ được một số hình phạt hà khắc mà tục lệ cũ quy định như đuổi khỏi làng, đánh đập. Bài viết giới thiệu khái quát về hương ước, đặc điểm văn bản hương ước cải lương, nội dung và vai trò hương ước cải lương của chính quyền thuộc địa với quản lý làng xã người Việt, cũng như biên soạn hương ước mới ngày nay ở Việt Nam.
Từ khóa: Hương ước, hương ước cải lương, cải lương hương chính, thời thuộc Pháp.
Résumé: Huong uoc, ce sont les mots clésvietnamiens. Ils ont apparu il y a longtemps, et documenté dans le XVe siècle sous le règne de Le Thanh Tong (1460-1497). Au Vietnam il y a deux types de conventions. Ce sont Huong uoc traditionnels apparaissaient avant 1921, l’année où apparaissaient les Huong uoc réformés, et s’écrivaient absolument en caractères chinois. Et les Huong uoc cai luong, qui associaient avec le Cai-luong huong-chinh (la Réforme administrative de la village) de l’Administration protectrice française de 1921 au mois 8-1945, sont écrit en caractères chinois anciens, en Française et en quoc ngu (langue vietnamienne romanisée). Huong uoc cai luong (Les Conventions villageoises réformées) était rédigé d’après le modèle de la Résidence Supérieur du Tonkin. Il se composait de deux parties: La partie politique et celle des mœurs. Avec ce contenu, les Huong uoc cai luong, les autorités coloniales avaient des changements positifs envers les villages vietnamiens, surtout réduisaient les tracas et les paiements coûteux des funérailles, des mariages et de donner festins aux autorités communales à l’occasion de l’obtention d’un titre, annulaient une certaine nombre de la punition draconienne des coutumes anciennes tels comme expulser du village ou battre quelqu’un qui avait commis crimes. L'article présente le matériel source, le contenu des Huong uoc, leur valeurs historiques, leur rôles dans la gestion de villages, la relation entre les Huong uoc et la loi, comment se rédiger et exécuter un Huong uoc nouvel au Vietnam aujourd'hui.
Mots clés: Conventions, Conventions villageoises réformées, Réforme administrative des communes, l’époque coloniale.