PGS.TS. Nguyễn Bá Cường
E-mail: cuongnb@hnue.edu.vn
Lĩnh vực nghiên cứu chính:
-Tư tưởng triết học Việt Nam thời kỳ phong kiến
-Tư tưởng triết học về con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
-Tư tưởng triết học của Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm,...
-Giáo dục - khoa cử Nho học ở Việt Nam
=============================================================
PGS.TS. Nguyễn Bá Cường, hiện là giảng viên khoa Triết học-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và là Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Bá Cường sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « Phạm Quỳnh với quá trình giới thiệu triết học Pháp ở Việt Nam" (Pham Quynh et son introduction de la philosophie française au Vietnam).
Tóm tắt: Phạm Quỳnh là một trí thức lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá, triết học Đông – Tây. Gạt bỏ những vấn đề thuộc về lập trường chính trị, có thể coi ông như là người có vai trò quan trọng trong chuyển giao văn hoá, tư tưởng Việt - Pháp. Ông là một trong những người đầu tiên giới thiệu triết học Pháp vào Việt Nam một cách có hệ thống. Bài viết được triển khai theo các nội dung cơ bản: (1) Làm rõ quá trình Phạm Quỳnh giới thiệu triết học Pháp, từ vấn đề khái niệm triết học theo cách hiểu của người phương Tây, đến việc phân tích nội dung tư tưởng của các triết gia Pháp qua mỗi thời kỳ hoặc các phạm trù, các vấn đề thuộc lĩnh vực triết học và mĩ học Pháp; (2)Phân tích một số nhận định về sự khác biệt tư duy Đông – Tây trong đời sống xã hội, trong việc tiếp thu tư tưởng phương Tây của người Việt; (3) Khái quát những đóng góp của Phạm Quỳnh đối với việc giới thiệu triết học Pháp vào Việt Nam.
Từ khoá: Phạm Quỳnh, triết học, triết học Pháp, chuyển giao văn hoá.
Résumé : Pham Quynh est une grande figure de la vie intellectuelle vietnamienne du début du XXe siècle pour ses vastes et profondes connaissances en culture et en philosophie orientale et occidentale. Sans prenant en compte des questions idéologiques, cet érudit joue un rôle non négligeable dans les transferts culturels entre le Vietnam et la France, en ce qu’il est l’un des premiers à introduire, de façon systématique, la philosophie française au Vietnam. Notre objectif est d’abord de mettre en évidence son processus d’introduction de la philosophie française, qui repose sur le système des concepts de la tradition philosophique occidentale et sur l’interprétation des pensées ou des catégories philosophiques et esthétiques françaises de chaque époque. Nous analyserons ensuite ses observations sur la différence de pensée entre les orientaux et les occidentaux dans la vie sociale et dans l’adoption des pensées occidentales par les Vietnamiens. Enfin, nous présenterons les contributions de Pham Quynh au développement de la philosophie française au Vietnam.
Mots-clés : Pham Quynh, philosophie, philosophie française, transferts culturels.