TS. Nguyễn Mạnh Dũng, Viện Chính sách và Quản lý - Trường Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội,
E-mail: nmd@vnu.edu.vn; nguyendunghsr@gmail.com
========================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Nguyễn Mạnh Dũng sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp và Đại học Đông Dương-Di sản nào để lại? Một cách tiếp cận từ lịch sử KH&GD" (L'École française d'Extrême-Orient et l'Université Indochinoise - De quoi ont-elles hérité? (Une approche de l'histoire de la science et de l'éducation).
Tóm tắt: Sau khi (và cùng với) bình định và từng bước áp đặt chế độ thực dân, từ cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã du nhập mạnh mẽ nền khoa học và giáo dục tiên tiến vào Việt Nam. Trên nên tảng của xã hội thực dân nửa phong kiến, KH&GD Việt Nam mang nhiều đặc điểm, dạng thức và trình độ khác nhau. Với sự xuất hiện của các nhân tố mới, quá trình phá cấu trúc và tái cấu trúc hệ thống KH&GD cổ truyền Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù vậy, trong suốt giai đoạn Pháp thuộc, dường như diễn trình đó vẫn chỉ dừng lại chặng đường đầu của tiếp biến văn hóa trong cấu trúc hệ thống khoa học và giáo dục.
Một trong những tác động lớn của người Pháp ở Việt Nam chính là sự ra đời của hai mô hình KH&CN là Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp và Đại học Đông Dương (Université Indochinoise). Qua các hoạt động hết sức đa dạng, phong phú, trên cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và KHXH&NV, cũng như việc tích hợp với trình độ khoa học truyền thống của người Việt, các tổ chức KH&CN đa ngành, đa lĩnh vực hiện đại trên thực sự đánh dấu một giai đoạn hội nhập quốc tế đầu tiên về KH&GD hiện đại của Việt Nam.
Tham luận này muốn nhìn nhận lại sự du nhập, đóng góp tiêu biểu, hạn chế của những tổ chức trên dưới góc độ lịch sử KH&GD và lý thuyết biến đổi paradigma. Trên cơ sở đó, bài viết muốn thảo luận với giới nghiên cứu về một sự nhận thức toàn diện hơn về những di sản này, trong đó có phần so sánh với một số nước Đông Nam Á.
Après (et avec) la pacification et l'établissement du régime colonialiste, à partir de la fin du 19è siècle, les Français ont fortement introduit la science et l'éducation moderne au Vietnam. Sur la base d'une société coloniale semi-féodale, la science et l'éducation vietnamienne ont connu des changements en termes de caractéristiques et de système. Avec l'émergence de nouveaux éléments, le processus de déstructuration et de restructuration du système scientifique et éducatif traditionnel a été estimé florissant. Néanmoins, pendant la période coloniale française, il semble que le processus était encore le début de l'acculturation dans la structure scientifique et éducative.
L'une des grandes influences des Français au Vietnam était la création de deux organisations scientifiques et éducatives: l'Ecole française d'Extrême-Orient (EFEO) et l'Université Indochinoise. Compte tenu de leurs activités diversifiées et multidimensionnelles dans le domaine des sciences de base (sciences naturelles) et des sciences sociales et humaines, les organisations interdisciplinaires et multisectorielles ont marqué la première phase de l'intégration du Vietnam dans la science et l'éducation moderne.
L'objectif de ce papier est de réévaluer l'introduction, les contributions et les limitations des organisations mentionnées sous l'angle de l'histoire de la science et de l'éducation.
Mots-clés: EFEO, Université Indochinoise, histoire, science, éducation, Vietnam, France, colonialisme