ThS. Vũ Đức Liêm, Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, NCS ĐH Hamburg, Cộng hòa Liên Bang Đức
Email : liemvuvn@gmail.com; liemvd@hnue.edu.vn; Liem.Vu.Duc@studium.uni-hamburg.de
Lĩnh vực nghiên cứu chính:
- Hệ thống lưu trữ và văn bản hoàng cung triều Nguyễn
- Lịch sử sử học và lịch sử tri thức Việt Nam
- Lịch sử chính trị triều Nguyễn
- Việt Nam trong khung cảnh Đông Nam Á và toàn cầu hóa sơ kỳ hiện đại.
========================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS. Vũ Đức Liêm sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : PHE PHÁI, LỢI ÍCH NHÓM VÀ QUYỀN LỰC Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XIX (Interest group, factionalism and power in early nineteenth century Vietnam).
Tóm tắt: Nghiên cứu này khảo sát cuộc đấu tranh quyền lực và phe nhóm trong nội bộ triều đình Huế đầu thế kỷ XIX và lập luận rằng xung đột phe phái là mối đe dọa lớn nhất ảnh hưởng đến sự ổn định nền chính trị và thống nhất lãnh thổ ở Việt Nam trong thời kỳ Gia Long, Minh Mệnh. Bằng cách định vị các mạng lưới quyền lực và phân tích mối tương quan giữa chúng, bài viết tìm cách đưa ra ánh sáng những đặc trưng của cấu trúc chính trị và sự cân bằng phe phái mong manh tại triều đình Huế. Trả lời câu hỏi về sự tương tác giữa các quan chức hàng đầu? Nguyên nhân dẫn đến sự thù hận? Và động cơ của chúng? Bài viết không chỉ giúp giải mã những vấn đề lớn sau hậu trường của một nền chính trị nhiều biến động mà còn gợi mở về phong cách điều hành của Gia Long và Minh Mệnh cũng như nỗ lực không mệt mỏi của họ nhằm củng cố nền hành chính tập quyền và thống nhất lãnh thổ. Thành công của họ trong việc xây dựng nền chính trị hậu chiến đặt viên gạch nền móng cho sự ra đời của nước Việt Nam hiện đại.
Từ khóa: Gia Long, Minh Mệnh, lịch sử chính trị, triều Nguyễn, xung đột phe phái.
Abstract: This is a story of factionalism and political power in early nineteenth century Vietnam. It argues that factional tensions in Hue between 1802 and the late 1830s threatened the unity and stability of the newly-unified Vietnamese state and territory. Fortunately, Gia Long’s skill and Minh Mệnh's determination led to centralization and bureaucratic institutionalization that weakened factional forces and neutralized power-hungry officials. Because of this success, this paper suggests, they built the foundation for modern Vietnam.
Keywords: Gia Long, Minh Mệnh, factionalism, Vietnamese political history.