A. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Tổng số chuyên đề trong chương trình đào tạo: 14 chuyên đề, trong đó:
- 2 chuyên đề chung: Ngoại ngữ, Triết học.
- 12 chuyên đề cơ bản:
+ Phần kiến thức cơ sở: 03 môn bắt buộc; 02 môn tự chon.
+ Phần kiến thức chuyên ngành: 04 môn bắt buộc; 03 môn tự chọn.
2. Kiểm tra và thi hết chuyên đề
- Mỗi chuyên đề trong chương trình đào tạo được đánh giá kết quả bằng 01 điểm kiểm tra điều kiện và 01 bài thi hết môn.
- Điểm trung bình chung một chuyên đề và điểm toàn khoá học được tính như sau:
+ Điểm TBC môn học = (Điểm ĐK x 30 + Điểm thi x 70)/100
+ Điểm TBC toàn khoá học = (Điểm TBC môn 1 x số tín chỉ môn 1 + Điểm TBC môn 2 x số tín chỉ môn 2 + …… + Điểm TBC môn 14 x số tín chỉ môn 14)/tổng số tín chỉ của 14 môn học.
- Học viên bắt buộc phải có đủ điểm điều kiện và thẻ học viên mới được tham gia các kỳ thi hết môn. Trường hợp học viên ốm đau, nghỉ thai sản,… phải có đơn và các giấy tờ chứng minh (Sổ khám bệnh, giấy chứng sinh,…) kèm theo. Những trường hợp này, học viên sẽ được bố trí thi môn xin nghỉ vào đợt thi bổ sung hoặc thi cùng khoá học tiếp theo.
B. LỊCH HỌC TOÀN KHOÁ (Xem Phụ lục 1 đính kèm)
C. QUY CHẾ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ (Trích)
Căn cứ Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 5/8/1008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành “Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ” và Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT, ngày 21/4/2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ;
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trích một số điều thông báo đến anh (chị) học viên cao học để biết và thực hiện.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền của học viên
1. Nhiệm vụ của học viên:
a) Thực hiện kế hoạch học tập, chương trình học tập và nghiên cứu khoa học trong thời gian quy định của cơ sở đào tạo;
b) Trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học;
c) Đóng học phí theo quy định;
d) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của cơ sở đào tạo, không dùng bất cứ áp lực nào đối với giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên để có kết quả học tập, nghiên cứu khoa học theo ý muốn chủ quan;
đ) Chấp hành pháp luật của Nhà nước, nội quy của cơ sở đào tạo;
e) Giữ gìn và bảo vệ tài sản của cơ sở đào tạo;
f) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền của học viên:
a) Được cơ sở đào tạo cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về học tập của mình;
b) Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo;
c) Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở đào tạo;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Luận văn thạc sĩ
1. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định giao đề tài luận văn và người hướng dẫn. Mỗi luận văn thạc sĩ có tối đa hai người hướng dẫn. Trường hợp có hai người hướng dẫn, trong quyết định cần ghi rõ người hướng dẫn chính và người hướng dẫn phụ.
2. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
3. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập để xử lý đề tài.
4. Học viên chỉ được bảo vệ luận văn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh với một trong các chứng chỉ, văn bằng sau:
- Đạt trình độ TOEFL ITP 450 điểm, iBT 45 điểm hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh, bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy là tiếng Anh, bằng tốt nghiệp đại học trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy chuyên môn là tiếng Anh không qua phiên dịch.
Đối với thí sinh dự tuyển đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành tiếng Anh, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định trình độ ngoại ngữ phải đạt trước khi bảo vệ luận văn.
b) Đã học xong và đạt yêu cầu các môn học trong chương trình đào tạo;
c) Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn.
Điều 40. Đánh giá luận văn thạc sĩ
1. Luận văn thạc sĩ được đánh giá công khai tại Hội đồng chấm luận văn. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ do Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập.
2. Hội đồng đánh giá luận văn có 5 thành viên, gồm: 01 chủ tịch, 01 thư ký, 02 phản biện và 01 uỷ viên trong đó có ít nhất 2 thành viên ở ngoài cơ sở đào tạo. Mỗi thành viên Hội đồng chỉ được đảm nhận một chức trách trong Hội đồng. Người hướng dẫn khoa học không là thành viên Hội đồng;
3. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng:
a) Các thành viên hội đồng là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột, không là cấp dưới hoặc cấp trên trực tiếp của người bảo vệ luận văn;
b) Các thành viên Hội đồng phải có bằng tiến sĩ, hoặc tiến sĩ khoa học, hoặc chức danh giáo sư, hoặc phó giáo sư chuyên ngành phù hợp, am hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.
c) Chủ tịch Hội đồng phải là người có năng lực và uy tín chuyên môn, có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành công việc của Hội đồng;
d) Người phản biện phải là người am hiểu đề tài luận văn. Người phản biện không được là đồng tác giả với người bảo vệ trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận văn (nếu có).
4. Các thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các nhận xét, đánh giá của mình về luận văn.
5. Không thành lập hội đồng bảo vệ thử luận văn thạc sĩ.
6. Không tiến hành bảo vệ luận văn khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Học viên lúc bảo vệ không đủ sức khoẻ;
b) Vắng mặt Chủ tịch hội đồng hoặc Thư ký Hội đồng;
c) Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn;
d) Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên.
7. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cách cho điểm đánh giá luận văn, thủ tục hồ sơ buổi bảo vệ, yêu cầu đối với bản nhận xét luận văn, biên bản bảo vệ và hướng dẫn các thành viên Hội đồng thực hiện.
a) Điểm chấm luận văn của từng thành viên theo thang điểm 10, lẻ đến 0,5 điểm. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên Hội đồng chấm luận văn có mặt và lấy đến hai chữ số thập phân;
b) Luận văn không đạt yêu cầu khi điểm trung bình của Hội đồng chấm luận văn dưới 5 điểm;
8. Cơ sở đào tạo tổ chức đánh giá luận văn theo khóa học và theo ngành, chuyên ngành. Học viên bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu được sửa chữa để bảo vệ lần thứ hai. Lịch bảo vệ lần thứ hai của khoá học phải được ấn định sau ngày cuối cùng của kỳ bảo vệ lần thứ nhất từ bốn đến sáu tháng hoặc cho phép bảo vệ luận văn với khoá kế tiếp. Không tổ chức bảo vệ luận văn lần thứ ba.
Điều 41. Những thay đổi trong quá trình đào tạo
1. Nghỉ học tạm thời: Học viên viết đơn gửi Thủ trưởng cơ sở đào tạo xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:
a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;
b) Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, có giấy xác nhận của cơ quan y tế;
c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này học viên đã phải học ít nhất một học kỳ ở cơ sở đào tạo.
Học viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại cơ sở đào tạo, phải viết đơn gửi Thủ trưởng cơ sở đào tạo ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.
2. Chuyển cơ sở đào tạo:
a) Học viên được phép chuyển cơ sở đào tạo khi có các điều kiện sau đây:
- Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc học viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến cơ sở đào tạo gần nơi cư trú để thuận lợi trong học tập;
- Xin chuyển đến cơ sở đào tạo có cùng ngành, chuyên ngành đào tạo;
- Được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ sở đào tạo nơi xin chuyển đi và nơi xin chuyển đến;
- Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển cơ sở đào tạo quy định tại điểm b khoản này.
b) Học viên không được phép chuyển cơ sở đào tạo khi:
- Đang học học kỳ cuối khóa;
- Đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
c) Thủ tục chuyển cơ sở đào tạo:
- Học viên xin chuyển cơ sở đào tạo phải làm hồ sơ xin chuyển theo quy định của cơ sở đào tạo nơi đến.
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo nơi chuyển đến ra quyết định tiếp nhận học viên, quyết định công nhận một phần hoặc toàn bộ các học phần mà học viên đã học, quyết định số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh với chương trình ở cơ sở đào tạo học viên xin chuyển đi.
Điều 42. Điều kiện tốt nghiệp, cấp bảng điểm, cấp bằng thạc sĩ
1. Điều kiện tốt nghiệp:
- Có đủ điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 39;
- Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu.
2. Kết thúc khóa học, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm cho học viên đủ điều kiện tốt nghiệp và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ cấp bằng thạc sĩ gồm:
a) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học;
b) Chứng chỉ môn tiếng Anh;
c) Bảng điểm học tập toàn khóa;
d) Lý lịch khoa học của học viên;
e) Hồ sơ bảo vệ luận văn gồm: luận văn, biên bản của Hội đồng chấm luận văn, nhận xét của các phản biện, biên bản kiểm phiếu và các phiếu chấm điểm;
g) Các Hồ sơ khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
3. Bảng điểm cấp cho học viên phải liệt kê đầy đủ tên các môn học trong chương trình, thời lượng của mỗi môn, điểm đánh giá môn học lần 1 và lần 2 (nếu có), điểm trung bình chung học tập toàn khóa, tên đề tài luận văn, điểm luận văn và danh sách Hội đồng chấm luận văn.
Điều 45. Xử lý vi phạm
4. Xử lý học viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra học phần, làm luận văn
a) Trong khi dự kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần nếu vi phạm quy chế, học viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm như quy định tại khoản 2 Điều này: (Thí sinh có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong hoặc sau kỳ tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỉ luật theo Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui ban hành hàng năm).
b) Học viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai;
D. MỘT SỐ MẪU BIỂU DÀNH CHO HỌC VIÊN
1. Mẫu xác nhận học viên cao học (phụ lục 2)
2. Mẫu xác nhận điểm (phụ lục 3)
3. Hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ (phụ lục 4)
4. Mẫu bảng điểm toàn khoá học (phụ lục 5)
Phụ lục 1: Kế hoạch học tập K20 | ||||
KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ LỊCH THI HẾT MÔN | ||||
15/10/2010 (Thứ 6) Học viên cao học K20 nhập học | ||||
Nhóm 1 |
|
Nhóm 2 | ||
Thời gian |
Kế hoạch |
|
Thời gian |
Kế hoạch |
18/10 - 05/11/2010 |
Học Ngoại ngữ |
|
18/10 - 10/11/2010 |
Học Triết học |
14/11/2010 (CN) |
Thi Ngoại Ngữ |
|
14/11/2010 (CN) |
Thi Triết học |
15/11 - 08/12/2010 |
Học Triết học |
|
15/11 - 03/12/2010 |
Học Ngoại ngữ |
12/12/2010 (CN) |
Thi Triết học |
|
12/12/2010 (CN) |
Thi Ngoại Ngữ |
|
|
|
|
|
13/12/2010 |
HỌC VIÊN VỀ KHOA | |||
14/12 - 29/12/2010 |
Học và kết thúc CĐ 1 | |||
03/01 - 18/01/2011 |
Học và kết thúc CĐ 2 | |||
23/01/2011 (CN) |
Thi hết chuyên đề 1, 2 | |||
24/01 - 20/02/2011 |
NGHỈ TẾT TÂN MÃO | |||
21/02 - 08/03/2011 |
Học và kết thúc CĐ 3 | |||
14/03 - 29/03/2011 |
Học và kết thúc CĐ 4 | |||
04/04 - 19/04/2011 |
Học và kết thúc CĐ 5 | |||
10/04/2011 (CN) |
Thi hết chuyên đề 3, 4 | |||
25/04 - 10/05/2011 |
Học và kết thúc CĐ 6 | |||
16/05 - 31/05/2011 |
Học và kết thúc CĐ 7 | |||
22/05/2011 (CN) |
Thi hết chuyên đề 5, 6 | |||
06/06 - 21/06/2011 |
Học và kết thúc CĐ 8 | |||
26/06/2011 (CN) |
Thi hết chuyên đề 7, 8 | |||
27/06 - 14/08/2011 |
NGHỈ HÈ | |||
15/08 - 30/08/2011 |
Học và kết thúc CĐ 9 | |||
05/09 - 20/09/2011 |
Học và kết thúc CĐ 10 | |||
25/09/2011 (CN) |
Thi hết chuyên đề 9, 10 | |||
26/09 - 11/10/2011 |
Học và kết thúc CĐ 11 | |||
17/10 - 01/11/2011 |
Học và kết thúc CĐ 12 | |||
06/11/2011 (CN) |
Thi hết chuyên đề 11, 12 | |||
27/11/2011 (CN) |
Thi lại môn chung (Sáng: Ngoại ngữ - Chiều: Triết học) | |||
11/12/2011 (CN) |
Thi lại và bổ sung môn chuyên ngành lần 1 | |||
25/12/2011 (CN) |
Thi lại và bổ sung môn chuyên ngành lần 2 | |||
05/09 - 30/11/2012 |
BẢO VỆ LUẬN VĂN | |||
Ghi chú: |
- Nhóm 1 (524) gồm các khoa: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, SPKT, Lịch sử, Địa lý. | |||
|
- Nhóm2 (520) gồm các khoa: CNTT, Ngữ văn, Tâm lý giáo dục, Quản lý giáo dục, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Giáo dục chính trị, Giáo dục thể chất. |
Phụ lục 2: Mẫu xác nhận học viên cao học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------o0o---------------
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
Kính gửi: Phòng Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tên Tôi là: Nguyễn Thị Phương
Sinh ngày: 10-01-1979
Nơi sinh: Hà Tĩnh
Hiện là học viên Cao học K19, chuyên ngành Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tôi viết đơn này kính đề nghị Phòng Sau đại học xác nhận tôi là học viên Cao học của Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của phòng Sau đại học |
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2010 |
|
Người làm đơn (chữ ký) Nguyễn Thị Phương |
Phụ lục 3: Mẫu xác nhận điểm cho học viên cao học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
XÁC NHẬN ĐIỂM CAO HỌC
Ghi chú: Học viên được công bố điểm đến chuyên đề nào thì làm xác nhận điểm đến chuyên đề đó và không tính điểm trung bình các môn học khi chưa đủ tất cả các chuyên đề trong chương trình học.
Phụ lục 4: Hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ
MẪU BÌA CỨNG CÓ IN CHỮ NHŨ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ( Tác giả luận văn) LUẬN VĂN THẠC SĨ:............................................................... (ghi ngành khoa học được cấp học vị)
HỌ VÀ TÊN
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM
MẪU TRANG BÌA LUẬN VĂN
(bên trong bìa cứng) khổ 210 x 297mm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ( Tác giả luận văn) Chuyên ngành:........................................................................... Mã số:......................................................................... LUẬN VĂN THẠC SĨ: .............................................................. (ghi ngành khoa học được cấp học vị) Người hướng dẫn khoa học: ................................. (Họ tên, học vị, chức danh khoa học)
HỌ VÀ TÊN
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LUẬN VĂN ĐƯỢC TRÌNH BÀY
Trang bìa luận văn: Mẫu kèm theo
Mục lục của luận văn: Ghi chi tiết từng chương mục và số trang của chương mục đó.
Nội dung luận văn: Trình bày rõ các vấn đề theo trình tự:
3.1. Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Lịch sử nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
- Phương pháp nghiên cứu.
3.2. Nội dung:
- Chương I
- Chương II
- Chương
3.3. Kết luận:
- Những kết luận mới
- Đóng góp mới và kiến nghị của tác giả về sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn.
3.4. Danh mục các tài liệu tham khảo (có hướng dẫn riêng kèm theo). Các phụ lục (nếu có) để làm sáng tỏ nội dung của luận văn.
Phải trình bày mạch lạc, rõ ràng, sạch sẽ, theo đúng yêu cầu của các công trình đưa in, kể cả tài liệu minh hoạ. Các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ … nếu trình bày theo chiều ngang của khổ giấy thì cần được đóng ngay đầu bảng biểu… vào gáy của quyển luận văn. Các công thức, ký hiệu … nếu phải viết thêm bằng tay thì cần viết bằng mực đen, rõ ràng, sạch sẽ.
Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm), dày không quá 100 trang, không kể hình vẽ, bảng biểu, đồ thị và danh mục tài liệu tham khảo. Đối với các luận văn về khoa học xã hội khối lượng có thể nhiều hơn 20% đến 30%.
Luận văn sử dụng chữ VnTime (Roman) cỡ 13 hoặc 14 của Hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ; giãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3,0cm; lề trái 3,5cm, lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới trang giấy.
Tóm tắt luận văn phải in, phôtô với kích thước 140 x 210 mm (A4 gập đôi). Tóm tắt phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa. Số của bảng biểu, hình vẽ, đồ thị phải trùng khớp với số của bảng biểu, hình vẽ, đồ thị trong luận văn.
Tóm tắt luận văn được trình bày nhiều nhất trong 24 trang, in trên hai mặt giấy, cỡ chữ VnTime (Roman) 11 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương. Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ. Chế độ giãn dòng là Exactly 17 pt. Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải đều là 2 cm. Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang. Tóm tắt luận văn phải phản ánh trung thực kết cấu, bố cục và nội dung luận văn, phải ghi đầy đủ toàn văn kết luận của luận văn.
Luận văn đóng bìa cứng, khổ 210 x 297 mm, ngoài bìa có mạ chữ vàng.
Tuyệt đối không được tẩy, xoá, sửa chữa trong luận văn.
HƯỚNG DẪN XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật….). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu.
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v….
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
(xem ví dụ trang sau tài liệu số 2, 3 ,4, 23, 30, 31, 32, 330).
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy đủ các thông tin sau:
- tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- tập (không có dấu ngăn cách)
- (sổ), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
(xem ví dụ trang sau tài liệu số 1, 28, 29).
Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sau cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.
Dưới đây là ví dụ về cách trình bày trang tài liệu tham khảo:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr. 10-16.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 – 1996) phát triển lúa lai, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
………………..
23. Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh…., Luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
28. Anderson, J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1), pp. 178-90.
29. Borkakati R.P., Virmani S.S. (1997), Genetics of thermosensitive genic male sterility in Rice, Euphytica 88, pp. 1-7.
30. Boulding, K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
31. Burton G. W. (1988), “Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (penni-setum glaucum L.)”, Agronomic Journal 50, pp. 230-231.
32. Central Statistical Organization (1995), Statistical Year Book, Beijing.
Phụ lục 5: Mẫu bảng điểm toàn khóa học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BẢNG ĐIỂM CAO HỌC
Cấp cho ông (bà): |
Nguyễn Khánh Vân |
Giới tính: |
Nữ | |||||||
Ngày sinh: |
03-03-1976 |
Nơi sinh: |
Hà Nội | |||||||
Khoá: |
2007 – 2009 (K17) |
Hình thức đào tạo: |
Chính quy tập trung | |||||||
Chuyên ngành: |
Hình học và tôpô | |||||||||
TT |
Tên các môn học |
Số ĐVHT |
Điểm TB |
Ghi chú (Điểm lần 2) | ||||||
1. |
Ngoại ngữ |
14 |
8.2 |
| ||||||
2. |
Triết học |
6 |
7.7 | |||||||
3. |
Lý luận dạy học đại học |
3 |
7.0 | |||||||
4. |
Phép tính vi phân trong không gian Banach |
3 |
8.5 | |||||||
5. |
Lý thuyết phạm trù và môđun |
3 |
8.3 | |||||||
6. |
Phân bố số nguyên tố |
3 |
8.0 | |||||||
7. |
Đa tạp vi phân |
3 |
8.0 | |||||||
8. |
Không gian véctơ tôpô |
3 |
9.0 | |||||||
9. |
Lý thuyết phương trình vi phân |
3 |
8.0 | |||||||
10. |
Giải tích ngẫu nhiên |
3 |
8.3 | |||||||
11. |
Lý thuyết phương trình đạo hàm riêng |
4 |
7.0 | |||||||
12. |
PP nghiên cứu khoa học và Khai thác thông tin trên mạng |
3 |
6.9 | |||||||
13. |
Lý thuyết liên thông |
4 |
6.9 | |||||||
14. |
Lý thuyết đồng luân |
4 |
7.6 | |||||||
15. |
Hình học Riemann |
4 |
6.3 | |||||||
16. |
Lý thuyết đồng điều |
4 |
8.1 | |||||||
17. |
Đa tạp phức |
3 |
7.6 |
| ||||||
18. |
Lý thuyết phân bố giá trị |
3 |
5.9 |
| ||||||
19. |
Hình học đại số |
3 |
8.0 | |||||||
- Điểm trung bình chung các môn học: 7.21
- Điểm luận văn: 9.20
- Đề tài luận văn: Một số tính chất hình học của các tập lồi trong không gian Euclide
- Bảo vệ ngày 25 tháng 10 năm 2008 tại Hội đồng chấm luận văn gồm:
STT |
Họ và tên |
Cơ quan công tác |
Trách nhiệm trong HĐ | ||
1. |
PGS.TS. Nguyễn Doãn Tuấn |
Trường ĐHSP Hà Nội |
Chủ tịch | ||
2. |
PGS.TSKH. Hà Huy Vui |
Viện Toán học |
Phản biện 1 | ||
3. |
TS. Khu Quốc Anh |
Trường ĐHSP Hà Nội |
Phản biện 2 | ||
4. |
PGS.TS. Nguyễn Việt Dũng |
Viện Toán học |
Thư ký | ||
5. |
PGS.TS. Phạm Khắc Ban |
Trường ĐHSP Hà Nội |
Uỷ viên | ||
|
|
|
| ||
Vào sổ BĐCH |
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2010 | ||||
Số: 37 |
HIỆU TRƯỞNG | ||||