Giáo sư Nguyễn Lân thật xứng đáng được liệt vào hàng sư biểu.Một nhà hoạt động xã hội giàu tâm huyết trong việc đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc. Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. Không ít nhà cách mạng, tướng lĩnh, cao cấp, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, giáo sư, nhà khoa học có tên tuổi của nước ta ở hạ bán thế kỉ XX này, sống trong nước và cả nước ngoài từng là học trò của giáo sư.
Giáo sư Nguyễn Lân quê ở Hưng Yên, xuất thân trong trong một gia đình đông con nhưng hữu sinh vô dưỡng lại quá nhiều. Giáo sư là con thứ 17 và là con út; lúc thiếu thời còi cọc, may mà trời cho một tư chất rất mực thông minh. Một ông anh, dù chẳng khá giả gì, nhưng lại rất quý em, nên đã tìm mọi cách nuôi cho em ăn học thành tài. Năm 1932, Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và chính thức bước vào nghề dạy học, mở Trường tư thục Thăng Long ở Hà Nội. Từ năm 1935 thì vào Huế làm giáo viên trường công tại các trường: Đồng Khánh, Quốc học, Bách Công. Trên đất cố đô Huế, giáo sư Nguyễn Lân là nhân vật nổi tiếng với hai tư cách: một nhà giáo tài năng, mực thước, một nhà văn có nhiều độc giả. Giáo sư còn là người tham gia thành lập Hội truyền bá quốc thành lập, giáo sư là người được tranh cử… Cách mạng tháng Tám thành công, giáo sư được mời làm uỷ viên giáo dục tỉnh Thừa Thiên, giám đốc học chính Trung Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy Ban chuyên khoa trường Chu Văn An, rồi đi kháng chiến, làm giám đốc giáo dục liên khu 10, Việt Bắc. Năm 1951, sang Trung Quốc dạy Trường sư phạm cao cấp tại khu học xá Nam Ninh. Từ năm 1956 dạy trường Đại học sư phạm Hà Nội và làm chủ nhiệm khoa Tâm lí- Giáo dục từ ngày thành lập cho đến khi về hưu. Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hoá, xã hội với các cương vị như: Hội trưởng Hội văn hoá Trung Bộ, Hội trưởng Hội Liên Việt liên khu 10, Ủy viên thường vụ Đảng xã hội Việt Nam… hiện nay giáo sư là Uỷ viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Vẻ đẹp của Giáo sư Nguyễn Lân trước hết là vẻ đẹp của một nhân cách lớn: luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống dân tộc; ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch; thông miinh và rất cù, trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người; rất tự trọng; trong giao tiếp thì lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, gặp chuyện lớn đến chuyện nhỏ, gặp lại chúng tôi là học trò cũ, giáo sư vẫn thưa các ông, vẫn chào giáo sư. Nhưng không. Đây là văn hóa giao tiếp dựa trên tinh thần tôn trọng con người, trong đó có học trò đã thành máu thịt suốt đời của giáo sư.
Trong gần bảy chục năm qua, giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam với nhiều tư cách:
- Một nhà hoạt động xã hội giàu tâm huyết trong việc đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc.
- Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. Không ít nhà cách mạng, tướng lĩnh, cao cấp, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, giáo sư, nhà khoa học có tên tuổi của nước ta ở hạ bán thế kỉ XX này, sống trong nước và cả nước ngoài từng là học trò của giáo sư.
Giáo sư Nguyễn Lân thật xứng đáng được liệt vào hàng sư biểu. Không chỉ thế, còn người đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam chính thức ra đời năm 1954 với các công trình: Lịch sử giáo dục học thế giới (NXB Giáo dục 1958), Giáo trình giáo dục học (NXB Giáo dục 1961, viết chung), Giảng dạy trên lớp (NXB Giáo dục 1961, Công tác chủ nhiệm lớp (NXB Giáo dục 1962). Nhà giáo dục học Nguyễn Lân đã làm khoa học giáo dục dựa trên sự thấm nhuần sâu sắc truyền thống giáo dục của dân tộc, của phương Đông. Bởi thế mà giữa lúc người đời nghĩ theo hướng khác, Giáo sư chủ trương với nhà trường, hãy “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Giáo sư đã bị phê phán không kém phần gay gắt. Nhưng hôm nay, hầu như đến thăm nhà trường nào ở nước ta, cũng thấy đập vào mắt cái biểu ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Một nhà văn: Ở vào tuổi 19, 20 với bút danh Từ Ngọc, giáo sư Nguyễn Lân đã khai sinh văn nghiệp bằng tiểu thuyết Cậu bé nhà quê (1925). Tác phầm thể hiện khá rõ khát vọng nhân đạo của tác giả trước cuộc sống đầy tai ách của người dân quê, của tuổi thơ. Dẫu chưa phải là một tác phẩm nghệ thuật xuât sắc, nhưng Cậu bé nhà quê vẫn đáng xem là mở đầu cho đề tài nông thôn và phần nào cũng là khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa trong quá trình hình thành về tiểu thuyêt Việt Nam hiện đại. Cậu bé nhà quê đã được Anphơrét Butsê dịch ra tiếng Pháp vào năm 1934, được đưa vào nhà trường làm sách giáo khoa. Nhà văn Từ Ngọc còn tiếp tục viết tiểu thuyết: Khói hương ( 1935), Ngược dòng(1936), Hai ngả (1938) và truyện ngắn Từ Ngọc gồm các truyện tiêu biểu như: Ai khốn nạn, Tiếng Vàng, Ngoài khơi … Nhìn chung, trước sau ngòi bút viết truyện của Từ Ngọc vẫn hướng vào sự bênh vực số phận hẩm hiu, bất hạnh bởi cái ác trong cuộc đời, trong quan hệ sống, phong tục sống đương thời gây nên. Từ Ngọc cũng ít nhiều tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng cũ mới đang đặt ra trên văn đàn đương thời. Giáo sư Nguyễn Lân không chỉ viết truyện, mà còn viết sách nghiên cứu, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ (1943), Khảo thích truyện Trê Cóc (1959) … Trong công cuộc đổi mới của đất nước hôm nay, Nguyễn Trường Tộ được xem là người tiên phong có tư tưởng đổi mới trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Biết như vậy, càng thấy quý vô cùng cuốn sách Nguyễn Trường Tộ của giáo sư Nguyễn Lân ra đời cách đây hơn nửa thế kỉ. Cuốn sách còn đơn giản nhưng vẫn là cuốn sách đầu tiên vào sứ mệnh phục hưng một giá trị tư tưởng lớn. Giáo sư Nguyễn Lân còn làm thơ với lời tuyên ngôn: “ Tôi vẫn hay làm thơ. Nhưng không là thi sĩ … dù chẳng là thi sĩ, cứ vẫn thích làm thơ, ca ngợi chân thiện mĩ, từ muôn thuở đến giờ”. Tập thơ Nhớ nguồn của giáo sư do NXB Văn học cho ra mắt bạn đọc năm 1994 vừa qua là sản phẩm của một tâm thế đúng là như thế. Giáo sư Nguyễn Lân trong cuộc đời: Vì lẽ này hay lẽ khác đã “ li hôn” với văn chương. Nhưng những tiểu thuyết và truyện ngắn của Giáo sư với bút danh Từ Ngọc đã để lại, trong một văn phong có lẽ là quá trong sang, quá chuẩn xác nhưng sư tài hoa và đặc biệt là tấm long, thì không thiếu, vẫn là những đóng góp đáng quý cho lịch sử Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ XX. Tôi được biết bộ Từ điển văn học ( NXB Khoa học xã hội) sắp tái bản sẽ có thêm mục Từ Ngọc. Điều đó là rất đúng bởi trong những năm 30 của thế kỉ, về thể loại truyện, tiểu thuyết xuất hiện trên văn đàn miền Trung hỏi ai đáng giá hơn Từ Ngọc - Nguyễn Lân.
Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 ( NXB Giáo dục - 1956) của mình, Giáo sư Nguyễn Lân một thời đã có vai trò rất lớn trong việc dạy cho học sinh ngữ pháp tiếng Việt. Có dư luận cho rằng, Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng ngữ pháp tiếng Pháp, nhưng nhiều người vẫn không quên tác dụng thực tiễn ngữ pháp Nguyễn Lân. Kể cả hôm nay vẫn không phải không có người mơ tưởng về ngữ pháp Nguyễn Lân một khi mà bộ môn Tiếng Việt tuy được nâng cao rõ rệt về mặt lý thuyết, về tính khoa học nhưng tính thực tiễn thì vẫn chưa đủ sức thuyết phục cần thiết. Năm 1965, giáo sư Nguyễn Lân cùng với một tập thể viết cuốn sách Viết thế nào cho đúng chính là dựa trên kinh nghiệm viết văn và nghiên cứu ngữ pháp nhiều năm của mình.
Một nhà biên soạn từ điển: vào tuổi đại lão, giáo sư Nguyễn Lân đã dành thời gian, tâm trì vào việc biên soạn từ điển và đến nay vừa soạn chung, giáo sư đã cho ra mắt độc giả 8 cuốn từ điển trong đó có Từ điển chính tả phổ thông, Thuật ngữ Tâm lí giáo dục, Từ điển Pháp - Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp - Việt… Gọi giáo sư Nguyễn Lân là nhà biên soạn từ điển “vô địch” có lẽ không sai.
Giáo sư Nguyễn Lân năm nay đã 90 tuổi mà vẫn không chịu theo lời người xưa “Lão giả an chi”. Ngược lại, hàng ngày vẫn miệt mài với sách vở, với học thuật. Tính đến ngày Cậu bé nhà quê chào đời đến năm 1925 đến nay, giáo sư Nguyễn Lân không kể phần báo chí, đã có khoảng 35 công trình đóng góp cho nền học thuật nước nhà. Tôi cũng xin nói thêm: nói đến giáo sư Nguyễn Lân, không thể không nhắc đến người bạn đời, người con của giáo sư. Từ lâu, nhất là qua một thời gian được ở gần nhà với giáo sư tại khu tập thể trường đại học sư phạm I, tôi cứ thầm nghĩ: Bà cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có trong đời thường và tôi cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà. Trong tập thơ Nhớ nguồn của giáo sư Nguyễn Lân, có bài thơ Khóc vợ. Tôi đã hai, ba lần đọc bài thơ này mà không lần nào cầm được nước mắt chảy ra từ ý nghĩ thầm kín đó về bà cụ Nguyễn Lân và cũng về mối tình giữa hai cụ, về tình thương vợ của giáo sư Nguyễn Lân. Riêng về những người con của hai cụ, tôi cũng từ lâu đã nghĩ: không dễ gì có ngư vậy. Tất cả đều là trí thức có tài năng. Tôi ước gì trên đất nước ta có nhiều gia đình như gia đình cố giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết. Tôi đã nghĩ điều này trong vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, về vấn đề gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau.
GS. Nguyễn Đình Chú
Theo: Hồi kí "Những năm tháng không quên"