Từ năm 2001 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư cho 17 phòng thí nghiệm trọng điểm là 1.126 tỷ đồng, thế nhưng các đề tài, dự án có sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm chỉ có 3 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế... Tiền chưa chắc đã thiếu, chỉ ngại quản lý chưa hiệu quả! Có nhà khoa học nổi tiếng chưa được phong Giáo sư vì chưa đủ "tiêu chuẩn", nhưng cũng có những nhà khoa học đầy đủ chức danh nhưng giới khoa học quốc tế... không biết là ai (?!) TS Phạm Đức Chính, Viện Cơ học bày tỏ một số bức xúc về việc đầu tư kinh phí nghiên cứu khoa học hiện nay. Số lượng nhiều, chất lượng thấp
Các đề tài, dự án có sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm đã công bố được 640 bài báo, có 22 bằng sáng chế & giải pháp hữu ích, hơn 300 bằng khen, nhưng điều đáng chú ý là chỉ có 3 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế, trong khi lại đào tạo được tới 56 tiến sĩ, 58 thạc sĩ và nâng cao nghiệp vụ cho hàng trăm cán bộ khoa học thuộc các lĩnh vực có liên quan – số lượng nhiều nhưng chất lượng quá thấp theo chuẩn mực quốc tế! Trong khi đó, một giáo sư ngành cơ học chủ trì nhiều đề tài kinh phí lớn tính toán lũ lụt, nhưng không cho ra được một kết quả chuẩn mực là bài báo công bố quốc tế. Còn một tiến sĩ cùng chuyên môn, với số kinh phí ít ỏi hơn nhiều, đưa ra các tính toán của mình về bồi lắng bùn cát trên sông Hồng ở cửa Ba Lạt được công bố trên tạp chí quốc tế. Tiếc rằng những nỗ lực công bố quốc tế ở ta, nhất là công bố nội lực, còn quá ít và thường không nhận được sự ủng hộ cần có. Chỉ 10% số đề tài nghiên cứu cơ bản của ngành cơ học những năm gần đây là có công bố quốc tế (một đồng nghiệp cho biết lĩnh vực khoa học sự sống có khá hơn: 50% số đề tài có công bố quốc tế, nhưng phần nhiều do cộng tác với nước ngoài mang lại); còn phần lớn các đề tài kinh phí lớn cấp bộ, ngành và cấp Nhà nước đều không có công bố quốc tế. Điều đáng ngạc nhiên là ở các mức cần phải có đòi hỏi cao hơn, cũng chỉ 10% số thành viên ban biên tập tạp chí chủ chốt của ngành “cơ học” là có công bố quốc tế, và không thành viên nào của Hội đồng chức danh Giáo sư ngành cơ học (đồng thời cũng là Hội đồng ngành nghiên cứu cơ bản) có được công bố quốc tế 5-10 năm gần đây nhất. Trong khi đó Bộ GD&ĐT đang yêu cầu từ luận án tiến sĩ phải có bài báo quốc tế để hướng tới hội nhập! Bằng cấp không phản ảnh đúng thực lực chuyên môn!
Nhiều GS quốc tế rất giỏi qua các công bố bài báo quốc tế cũng không viết sách giáo khoa hay chuyên khảo. Các đồng nghiệp quốc tế đã rất ngạc nhiên khi biết một nhà khoa học có uy tín quốc tế như ông Ân lại không đạt tiêu chuẩn GS ở VN GS. Hoàng Tụy có cho một ví dụ về “chuẩn mực chức danh” của chúng ta: Một giảng viên đại học ở Nha Trang có được hàng chục bài báo quốc tế (đồng tác giả với các nhà khoa học quốc tế), nhưng vẫn không đủ điểm công trình để đạt chức danh PGS, vì ở ta bài báo quốc tế vẫn bị tính ngang với bài báo trong nước và báo cáo hội nghị, bất chấp thực tế là nhiều PGS và thậm chí cả GS của chúng ta cũng không có nổi một bài báo quốc tế! GS Nguyễn Văn Tuấn cho biết, không chỉ ở các nền khoa học tiên tiến, mà ngay ở các hàng xóm của chúng ta như Thái Lan, người ta cũng khuyến khích, thậm chí yêu cầu mỗi GS, từ một tới hai năm phải công bố tối thiểu 1 bài báo trên tạp chí quốc tế; Đại học Mahidon ở Thái Lan thậm chí đã đòi hỏi luận văn ThS cũng phải có bài báo đăng tạp chí chuẩn mực có phản biện kín.
Chương trình đào tạo bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Chương trình 322) sau một số năm thực hiện đã đào tạo được 1.740 cán bộ từ đại học trở lên ở nhiều nước có nền KH&CN tiên tiến (41,6% tiến sĩ, 34,25% thạc sĩ, 13,16% thực tập sinh và 10,97% đại học). Thông qua hoạt động của Quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), chúng ta cũng đã gửi đi đào tạo được hơn 100 tiến sĩ và thạc sĩ ở Hoa Kỳ. Nhưng điều quan trọng không kém là trong số cán bộ đó có bao nhiêu đã trở về nước làm việc? Những người trở về đã được sử dụng và phát huy năng lực nghiên cứu như thế nào? Họ đã công bố được bao nhiêu bài báo quốc tế khi học ở nước ngoài, và công bố bao nhiêu bài mới khi làm việc ở VN? Một khi các “đầu tàu khoa học” không xứng đáng là các đầu tàu thực thụ, các “bằng cấp và chức danh khoa học” không tương xứng với thực lực, việc xét và đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học bất tuân chuẩn mực quốc tế, thì dễ hiểu con tàu kéo theo là cả một nền khoa học và giáo dục méo mó và yếu kém không giống ai!
Theo Bộ KH&CN, tổng đầu tư cho 17 phòng thí nghiệm trọng điểm là 1.126 tỷ đồng (bắt đầu từ năm 2001 cho đến nay), trung bình 1 phòng thí nghiệm trọng điểm đầu tư hơn 66 tỷ đồng (tương đương 4,4 triệu USD). Nghiệm thu một đề tài khoa học. Ảnh chụp tại buổi báo cáo giám định đề tài thiết lập trạm quan trắc động đất tại TP.HCM vào ngày 16/4. (Ảnh mang tính minh hoạ). Ảnh: M. Linh
Các đồng nghiệp Viện Vật lý nói nhiều tới trường hợp của ông Nguyễn Bá Ân, một trong số ít chuyên gia có số công bố quốc tế nhiều nhất ở VN - vượt xa số điểm công trình quy định, nhưng vẫn không được phong GS, do “chưa đủ điểm viết sách”. Sách “xào xáo” ở VN có đầy, nhưng những nhà khoa học giỏi biết tự trọng sẽ không cố viết sách nếu họ không đủ hứng và tâm huyết để viết được quyển sách xứng tầm với các kết quả nghiên cứu của họ.
Trong nhiều trường hợp, các bằng cấp, chức danh hình thức của chúng ta không phản ánh đúng thực lực chuyên môn. Theo gương và tư vấn quốc tế, Bộ KH&CN đã thành lập Trung tâm hỗ trợ đánh giá KH&CN để có được danh mục công trình cụ thể của từng nhà khoa học. Tuy nhiên, như Trung tâm cho biết, sau cả năm gửi thư mời thì cho đến nay mới chỉ thu được hơn 2000 phiếu đăng ký chuyên gia (bằng 1/10 lực lượng nghiên cứu). Phần lớn mẫu này là của thạc sĩ, tiến sĩ mới bảo vệ… Cần có chế tài yêu cầu mọi cán bộ nghiên cứu khoa học đều phải đăng ký, nếu không sẽ không được phép nhận các đề tài nghiên cứu và tham gia các Hội đồng khoa học. TIN LIÊN QUAN