VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY KHOA HỌC XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Số: 384 /ĐHSPHN-KHCN
V/v Tổ chức Hội thảo khoa học nghiên cứu và giảng dạy KHXH ở các trường ĐHSP
|
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2010
|
THÔNG BÁO SỐ 1
VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY KHOA HỌC XÃ HỘI
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đang trong quá trình hội nhập đều xem bối cảnh quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với phát triển giáo dục. Tình hình quốc tế đã và đang đặt ra cho các giảng viên, các nhà quản lý ở các trường đại học cũng như những nhà hoạch định và thực thi chính sách đường lối giáo dục ở Việt Nam những câu hỏi cấp thiết cần lời giải đáp. Ở Việt Nam, sau hơn hai mươi năm đổi mới cơ chế quản lý đã tạo ra những bước chuyển về chất trong nền kinh tế, trong tiến bộ xã hội. Về giáo dục có thêm những biến đổi đậm nét về chất lượng dạy học, về phương thức quản lý giáo dục. Trước tình hình trên, việc nghiên cứu giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội ở các trường Đại học Sư phạm là rất cấp thiết. Với đặc thù là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho giáo dục đào tạo cả nước, các trường sư phạm phải là cơ sở đi đầu trong việc nghiên cứu giải pháp giảng dạy khoa học xã hội nhân văn. Vận dụng các giải pháp trong thời kỳ hội nhập bao giờ cũng có ý nghĩa kép: không chỉ thay đổi chất lượng đào tạo giảng viên của trường mà còn có ý nghĩa lớn trong việc hình thành năng lực học tập của sinh viên trong điều kiện mới.
Xuất phát từ các lý do trên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu và giảng dạy khoa học xã hội ở các trường Đại học Sư phạm trong quá trình hội nhập quốc tế ”.
I. MỤC TIÊU HỘI THẢO
1. Đánh giá thực trạng việc nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học xã hội ở các trường Đại học Sư phạm; chỉ ra những thành tựu và hạn chế nhằm tổng kết thực tiễn khách quan từ cách nhìn nhiều chiều xuất phát từ thực tế.
2. Tạo diễn đàn để các nhà giáo, cán bộ quản lý và nhà nghiên cứu giáo dục đề xuất các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan hữu quan về đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học xã hội ở các trường đại học ở Việt Nam nói chung và các trường Đại học Sư phạm nói riêng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
II. NỘI DUNG HỘI THẢO
Nội dung 1: Vai trò của khoa học xã hội - nhân văn ở đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nội dung 2: Kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học xã hội của một số nước trong khu vực và thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế.
Nội dung 3: Thực trạng của việc nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học - xã hội nhân văn hiện nay ở các trường đại học Việt Nam về chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, hệ thống học liệu, các hướng nghiên cứu, kết quả ứng dụng.
Nội dung 4: Những giải pháp trong nghiên cứu và giảng dạy khoa học xã hội- nhân văn ở các trường đại học trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian dự kiến: 01 ngày trong khoảng từ 15 đến 20 tháng 5 năm 2010
- Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
IV. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Cáctrường Đại học Sư phạm, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, các nhà quản lý, các giảng viên và nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên một số khoa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.
V. THỂ LỆ THAM GIA HỘI THẢO
· Bài viết, tham luận kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 thống nhất toàn bài, in trên khổ giấy A4; lề trái 3,5cm; lề phải, trên và dưới: 2cm; ghi rõ họ tên, học hàm, học vị, địa chỉ công tác, điện thoại của tác giả.
· Bài viết gửi về cho Ban tổ chức trước ngày 30 tháng 4 năm 2010 theo địa chỉ (gửi file đính kèm):
Phòng Khoa học Công nghệ - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; 136 - Xuân Thủy
Cầu Giấy - Hà Nội, ĐT: 04-37547823-418; 04-37549571, ĐTDĐ: 0983 018 781
Ban Tổ chức mong nhận được sự tham gia viết bài tham dự hội thảo của các đại biểu và sẽ gửi giấy mời đến đại biểu trước khi tổ chức Hội thảo. Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Các Trường ĐH, (khoa) SP, KHXH-NV;
- Các Viện nghiên cứu KHXH;
- Các khoa xã hội Trường ĐHSP HN;
- Các nhà giáo, nhà khoa học;
- Lưu VT,Viện KHXH./.
|
Hiệu trưởng
<đã ký>
GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh
|