1 Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất
Tiêu chuẩn 1 gồm 6 tiêu chí.
1.1 Tiêu chí 1.1: Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước
Gồm 3 chỉ báo:
1.1.1. Yêu thiên nhiên; tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
1.1.2. Hiểu và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước.
1.1.3. Yêu quê hương, yêu đất nước; giữ gìn và bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.2 Tiêu chí 1.2: Yêu thương học sinh và có niềm tin vào học sinh
Gồm 3 chỉ báo:
1.2.1. Tôn trọng, thừa nhận và tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của học sinh.
1.2.2. Yêu thương học sinh; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ học sinh trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống.
1.2.3. Cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh; tư vấn, hỗ trợ học sinh quyết định hướng đi của cuộc đời mình.
1.3 Tiêu chí 1.3: Yêu nghề và tự hào về nghề dạy học
Gồm 3 chỉ báo:
1.3.1. Nhận thức được ba giá trị cốt lõi làm nền tảng cho hệ giá trị nghề dạy học trong thời đại hiện nay là: giá trị liên quan đến người học; ý nghĩa tác động sư phạm của giáo dục; trách nhiệm giáo dục mà xã hội giao phó.
1.3.2. Yêu nghề, tận tâm với nghề.
1.3.3. Tạo dựng được niềm tin và tự hào về nghề dạy học.
1.4 Tiêu chí 1.4: Trung thực và đáng tin cậy
Gồm 3 chỉ báo:
1.4.1. Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
1.4.2. Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; đấu tranh với các hành vi gian lận, vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
1.4.3. Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ bạn bè trong học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
1.5 Tiêu chí 1.5: Trách nhiệm và tận tâm
Gồm 5 chỉ báo:
1.5.1. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
1.5.2. Có ý thức tự đánh giá để xây dựng kế hoạch cá nhân.
1.5.3. Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt khó trong học tập.
1.5.4. Tôn trọng, thừa nhận sự khác biệt giữa mọi người về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.
1.5.5. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1.6 Tiêu chí 1.6: Ý thức tự học, tự nghiên cứu suốt đời
Gồm 3 chỉ báo:
1.6.1. Ý thức được vai trò và ý nghĩa của tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với người giáo viên. Qua đó, có ý thức trở thành người biết suy nghĩ, phải suy nghĩ và được quyền suy nghĩ.
1.6.2. Coi trọng việc tìm kiếm, lựa chọn những tri thức cần thiết để tự học, tự nghiên cứu suốt đời để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chính người học.
1.6.3. Nỗ lực tìm kiếm các phương pháp tự học, tự nghiên cứu phù hợp để đạt được mục đích.
2 Tiêu chuẩn 2: Năng lực chung
Tiêu chuẩn 2 gồm 6 tiêu chí.
2.1 Tiêu chí 2.1: Năng lực tự chủ và thích ứng với những thay đổi
Gồm 5 chỉ báo:
2.1.1. Tạo dựng được lối sống tự lực; khẳng định và bảo vệ được quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.
2.1.2. Tự điều chỉnh được xúc cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.
2.1.3. Điều chỉnh được hiểu biết, thái độ, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân để thích ứng với các yếu tố mới, hoạt động mới, môi trường sống mới.
2.1.4. Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới cũng như thích ứng được với các mối quan hệ xã hội.
2.1.5. Hình thành và sử dụng được hệ thống kĩ năng (cơ bản và kĩ năng mềm) trong ứng xử với sự đa dạng và thay đổi.
2.2 Tiêu chí 2.2: Năng lực giao tiếp và hợp tác
Gồm 8 chỉ báo:
2.2.1. Sử dụng được tiếng Việt chuẩn mực, hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày và trong hoạt động chuyên môn.
2.2.2. Xác định được mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và thái độ giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.
2.2.3. Thực hiện được các yêu cầu của giao tiếp sư phạm với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh, cán bộ quản lí các cấp và cộng đồng.
2.2.4. Thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ hợp tác trong học tập, hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống.
2.2.5. Đánh giá được hiệu quả hợp tác trong học tập và hoạt động nghề nghiệp.
2.2.6. Thực hiện được hoạt động nhóm hiệu quả.
2.2.7. Thể hiện được sự tôn trọng những khác biệt, đa dạng của cá nhân và nhóm trong giao tiếp.
2.2.8. Có những hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.
2.3 Tiêu chí 2.3: Năng lực lãnh đạo
Gồm 3 chỉ báo:
2.3.1. Ý thức được sự lãnh đạo là phục vụ xã hội một cách chính đáng và chuyên nghiệp.
2.3.2. Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.
2.3.3. Xác định được nhu cầu và khả năng của người khác để thu hút, thuyết phục, dẫn dắt và tổ chức trong công việc.
2.4 Tiêu chí 2.4: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Gồm 6 chỉ báo:
2.4.1. Đưa ra được ý tưởng mới.
2.4.2. Xác định được tình huống có vấn đề; phát hiện và làm rõ vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được
độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác.
2.4.3. Hình thành và triển khai được ý tưởng mới.
2.4.4. Đề xuất, lựa chọn được giải pháp; thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề.
2.4.5. Thiết kế và tổ chức được hoạt động; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề.
2.4.6. Đánh giá được giải pháp đã thực hiện; phản ánh được giá trị của giải pháp; khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.
2.5 Tiêu chí 2.5: Năng lực nhận thức về văn hoá – xã hội
Gồm 3 chỉ báo:
2.5.1. Có hiểu biết cơ bản về nền văn hoá dân tộc và những vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước.
2.5.2. Phát triển được văn hoá cá nhân để tạo dựng đời sống tinh thần phong phú và lối sống có văn hoá phù hợp với chuẩn mực xã hội, phù hợp với môi trường nhà trường.
2.5.3. Thiết kế và tổ chức được các hoạt động xây dựng môi trường văn hoá nhà trường để hỗ trợ, thúc đẩy học tập.
2.6 Tiêu chí 2.6: Năng lực phản biện
Gồm 3 chỉ báo:
2.6.1. Có tư duy độc lập.
2.6.2. Phân tích và đánh giá được thông tin đã có theo cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định được tính chính xác của thông tin.
2.6.3. Lập luận phản bác có cơ sở khoa học đối với kết quả của một quá trình tư duy để xác định lại tính chính xác của kết luận.
3 Tiêu chuẩn 3: Năng lực hỗ trợ giáo dục cốt lõi
Tiêu chuẩn 3 gồm 5 tiêu chí.
3.1 Tiêu chí 3.1: Năng lực hỗ trợ dạy học
Gồm 9 chỉ báo:
3.1.1. Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa vào hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
3.1.2. Lựa chọn được những phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức hỗ trợ dạy học bộ môn phù hợp, hiệu quả.
3.1.3. Xây dựng và thực hiện được hoạt động hỗ trợ dạy học các chủ đề (hay bài soạn) dạy học tích hợp, dạy học phân hoá.
3.1.4. Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ dạy học, kế hoạch hỗ trợ bài học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục.
3.1.5. Tổ chức được các hoạt động hỗ trợ học tập của học sinh; vận dụng được các phương pháp hỗ trợ dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học của học sinh.
3.1.6. Tổ chức và quản lí được lớp học, tạo dựng được môi trường học tập hiệu quả trong giờ học.
3.1.7. Hỗ trợ được những học sinh có nhu cầu đặc biệt trong học tập.
3.1.8. Đánh giá được sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh; góp phần hoàn thiện những công dân có trình độ văn hoá và khả năng sáng tạo cao.
3.1.9. Xây dựng, quản lí và khai thác được hồ sơ hỗ trợ dạy học.
3.2 Tiêu chí 3.2: Năng lực hỗ trợ giáo dục
Gồm 8 chỉ báo:
3.2.1. Thực hiện được nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất thông qua việc hỗ trợ giảng dạy môn học và tích hợp được các nội dung giáo dục trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch hỗ trợ đã xây dựng.
3.2.2. Xây dựng và tổ chức được những hoạt động hỗ trợ giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
3.2.3. Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động hỗ trợ giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
3.2.4. Xử lí được các tình huống giáo dục, đặc biệt là những hành vi không mong đợi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục.
3.2.5. Có khả năng phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
3.2.6. Có khả năng tư vấn, tham vấn cho học sinh.
3.2.7. Thực hiện được nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội,... theo kế hoạch đã xây dựng.
3.2.8. Hỗ trợ đánh giá được kết quả rèn luyện của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
3.3 Tiêu chí 3.3: Năng lực định hướng sự phát triển học sinh
Gồm 3 chỉ báo:
3.3.1. Nhận diện được đặc điểm cá nhân và điều kiện, hoàn cảnh sống (về văn hoá, xã hội) của học sinh; dự báo được xu hướng phát triển của học sinh.
3.3.2. Hỗ trợ được học sinh xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân; theo dõi và có giải pháp giúp học sinh thực hiện những kế hoạch đó.
3.3.3. Hỗ trợ được học sinh tự đánh giá và điều chỉnh.
3.4 Tiêu chí 3.4: Năng lực hoạt động xã hội
Gồm 3 chỉ báo:
3.4.1. Tham gia, tổ chức và thực hiện được các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học và giáo dục học sinh.
3.4.2. Thực hiện được những hoạt động phát triển văn hoá – xã hội nói chung và ở địa phương nơi nhà trường cư trú nói riêng.
3.4.3. Vận động được người khác tham gia các hoạt động của cộng đồng; của các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường và ở địa phương (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, các hiệp hội khoa học, nghề nghiệp...).
3.5 Tiêu chí 3.5: Năng lực phát triển nghề nghiệp
Gồm 4 chỉ báo:
3.5.1. Lập và triển khai được mục tiêu, kế hoạch chi tiết, cụ thể của cá nhân trong hoạt động học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
3.5.2. Lựa chọn và sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật phù hợp trong hoạt động học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
3.5.3. Tìm kiếm, tổng hợp và khai thác được các nguồn tài nguyên đa dạng (sách, báo, các phương tiện thông tin) phục vụ cho hoạt động học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
3.5.4. Tự đánh giá và điều chỉnh được bản thân trong hoạt động học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
4 Tiêu chuẩn 4: Năng lực khoa học ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Tiêu chuẩn 4 gồm 6 tiêu chí.
4.1 Tiêu chí 4.1: Năng lực đặc thù của khoa học ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Gồm 5 chỉ báo:
4.1.1. Nhận biết được đặc điểm tâm sinh lí và các vấn đề có liên quan đến sự phát triển của người khuyết tật
4.1.2. Xác định được khả năng, nhu cầu của người khuyết tật và các yếu tố ảnh hưởng
4.1.3. Thiết kế môi trường giáo dục phù hợp với người khuyết tật
4.1.4. Thiết kế kế hoạch hỗ trợ giáo dục cá nhân và chương trình hỗ trợ giáo dục phù hợp nhu cầu, đặc điểm của người khuyết tật
4.1.5. Tiến hành Hỗ trợ đánh giá và giám sát quá trình giáo dục người khuyết tật.
4.2 Tiêu chí 4.2: Năng lực sử dụng các tri thức giáo dục tổng quát và tri thức khoa học về giáo dục người khuyết tật để thực hiện các nội dung hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tật
Gồm 4 chỉ báo:
4.2.1. Hệ thống và khái quát hoá các hoạt động hỗ trợ trong chương trình giáo dục chuyên biệt
4.2.2. Hệ thống và khái quát hoá các hoạt động hỗ trợ trong chương trình giáo dục hoà nhập ở trường phổ thông
4.2.3. Tích hợp các kĩ năng sống, kĩ năng xã hội một cách hiệu quả vào chương trình hỗ trợ giáo dục
4.2.4. Áp dụng các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, tổ chức hỗ trợ bài học hiệu quả nhằm giúp người khuyết tật phát huy tối đa khả năng học tập và hoà nhập xã hội.
4.3 Tiêu chí 4.3: Năng lực sử dụng các học vấn giáo dục tổng quát và học vấn giáo dục đặc biệt vào phát triển các mối quan hệ cộng đồng, xã hội trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Gồm 3 chỉ báo:
4.3.1. Giải thích các văn bản, quy định pháp luật và các xu hướng giáo dục hiện đại liên quan đến hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
4.3.2. Tư vấn, hỗ trợ gia đình nhằm thúc đẩy sự phát triển của người khuyết tật
4. 3.3. Thực hiện phối hợp với nhóm chuyên môn/đa chức năng và huy động các nguồn lực trong giáo dục người khuyết tật.
4.4 Tiêu chí 4.4: Năng lực nghiên cứu khoa học về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Gồm 2 chỉ báo:
4.4.1. Xác định được vấn đề nghiên cứu khoa học về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
4.4.2. Thực hiện và công bố kết quả nghiên cứu khoa học về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
4.5 Tiêu chí 4.5: Năng lực sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn
Gồm 2 chỉ báo:
4.5.1. Sử dụng tiếng nước ngoài đạt trình độ cơ bản và hiểu chuyên môn
4.5.2. Sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong hoạt động chuyên môn, và vận dụng trong thực tiễn hỗ trợ dạy học người khuyết tật
4.6 Tiêu chí 4.6: Năng lực sử dụng tin học trong hoạt động chuyên môn
Gồm 2 chỉ báo:
4.6.1. Sử dụng được các phần mềm thông dụng trong hỗ trợ dạy học và nghiên cứu chuyên môn hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
4.6.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ trẻ và gia đình người khuyết tật.