1 Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chung
Tiêu chuẩn 1 gồm 4 tiêu chí.
1.1 Tiêu chí 1.1: Trung thực
Gồm 3 chỉ báo:
1.1.1. Hiểu và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1.1.2. Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tránh bảo vệ lẽ phải.
1.1.3. Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; đấu tranh với các hành vi gian lận, vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
1.2 Tiêu chí 1.2: Trách nhiệm
Gồm 3 chỉ báo:
1.2.1. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
1.2.2. Có ý thức tự đánh giá để xây dựng kế hoạch cá nhân.
1.2.3. Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt khó trong học tập.
1.3 Tiêu chí 1.3: Đáng tin cậy và có ý thức thực hiện công bằng xã hội
Gồm 3 chỉ báo:
1.3.1. Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ bạn bè trong học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
1.3.2. Tôn trọng, thừa nhận sự khác biệt giữa mọi người về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.
1.3.3. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1.4 Tiêu chí 1.6: Ý thức tự học, tự nghiên cứu suốt đời
Gồm 3 chỉ báo:
1.4.1. Ý thức được vai trò và ý nghĩa tự học, tự nghiên cứu đối với nhân viên công tác xã hội.
1.4.2. Coi trọng việc tìm kiếm, lựa chọn tri thức cần thiết để tự học, tự nghiên cứu phục vụ cho cuộc sống, công việc.
1.4.3. Nỗ lực tìm kiếm các phương pháp tự học, tự nghiên cứu phù hợp để đạt được mục đích.
2 Tiêu chuẩn 2: Phẩm chất đặc thù của ngành
Tiêu chuẩn 2 gồm 3 tiêu chí.
2.1 Tiêu chí 2.1: Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội
Gồm 6 chỉ báo:
2.1.1. Tôn trọng và phát huy quyền lựa chọn, quyền quyết định mà không phân biệt giá trị, niềm tin, tư tưởng và cuộc sống của thân chủ và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
2.1.2. Thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của thân chủ bằng cách giúp thân chủ tự quyết định và giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống.
2.1.3. Tập trung vào điểm mạnh, tận dụng các nguồn lực sẵn có của thân chủ để thúc đẩy việc trao quyền.
2.1.4. Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội, bảo đảm thân chủ được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp và chất lượng.
2.1.5. Thúc đẩy công bằng xã hội, bảo đảm cung cấp nguồn lực một cách công bằng, minh bạch theo nhu cầu của thân chủ.
2.1.6. Tôn trọng sự đa dạng, không phân biệt đối xử về khả năng, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế – xã hội, màu da, chủng tộc, quốc tịch, quan điểm chính trị, tín ngưỡng tôn giáo và các đặc điểm sức khoẻ của thân chủ.
2.2 Tiêu chí 2.2: Tuân thủ các yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Gồm 7 chỉ báo:
2.2.1. Cần, kiệm, liêm, chính, không được lạm dụng các mối quan hệ với thân chủ để vụ lợi cá nhân; xác định rõ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.
2.2.2. Tâm huyết, trách nhiệm, chủ động và sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp cho thân chủ.
2.2.3. Kiên nhẫn, thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm đối với thân chủ.
2.2.4. Đặt lợi ích của thân chủ là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội.
2.2.5. Chịu trách nhiệm về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật.
2.2.6. Giữ gìn sự đoàn kết với các đồng nghiệp; không lợi dụng, chia rẽ mối quan hệ giữa các đồng nghiệp.
2.2.7. Chăm sóc bản thân và xây dựng hình ảnh phù hợp để đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp, hiệu quả.
2.3 Tiêu chí 2.3: Tuân thủ kỉ luật nghề công tác xã hội
Gồm 13 chỉ báo:
2.3.1. Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội trong phạm vi nhiệm vụ được giao và không được từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp của thân chủ.
2.3.2. Bảo mật thông tin liên quan đến thân chủ. Trường hợp chia sẻ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc có ý kiến đồng ý của thân chủ và người quản lí chuyên môn.
2.3.3. Tôn trọng quyền được xem hồ sơ của thân chủ. Trường hợp từ chối, phải lập biên bản nêu rõ lí do cho thân chủ.
2.3.4. Tôn trọng, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ đồng nghiệp trong mối quan hệ công việc và xã hội.
2.3.5. Sẵn sàng hợp tác với các đối tác, chuyên gia trong lĩnh vực công tác xã hội và lĩnh vực khác có liên quan.
2.3.6. Sử dụng ngôn ngữ, văn phong chính xác, chuẩn mực trong các hoạt động truyền thông, giao tiếp với đồng nghiệp và thân chủ.
2.3.7. Chỉ dừng cung cấp dịch vụ công tác xã hội khi thân chủ không còn nhu cầu. Trong trường hợp bất khả kháng, phải có giải pháp phù hợp để bảo đảm dịch vụ công tác xã hội được cung cấp liên tục, không ảnh hưởng đến lợi ích của thân chủ.
2.3.8. Thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, kĩ năng và nhận thức về chuyên môn công tác xã hội, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn nghề nghiệp công tác xã hội theo quy định của pháp luật.
2.3.9. Có trách nhiệm trong quá trình làm việc trong các nhóm liên ngành.
Đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình để nhóm liên ngành hoạt động có hiệu quả.
2.3.10. Sẵn sàng tham vấn ý kiến của đồng nghiệp và thân chủ để nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
2.3.11. Luôn có ý thức tạo lập mối quan hệ trong xã hội, uy tín, liên kết và giới thiệu những chuyên gia giỏi, tổ chức có uy tín đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thân chủ.
2.3.12. Luôn yêu nghề và bảo vệ uy tín nghề nghiệp.
3 Tiêu chuẩn 3: Năng lực chung
Tiêu chuẩn 3 gồm 6 tiêu chí.
3.1 Tiêu chí 3.1: Năng lực tự chủ và thích ứng với những thay đổi
Gồm 5 chỉ báo:
3.1.1. Tạo dựng được lối sống tự lực; khẳng định và bảo vệ được quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.
3.1.2. Tự điều chỉnh được xúc cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.
3.1.3. Điều chỉnh được hiểu biết, thái độ, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân để thích ứng với các yếu tố mới, hoạt động mới, môi trường sống mới.
3.1.4. Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới cũng như thích ứng được với các mối quan hệ xã hội.
3.1.5. Hình thành và sử dụng được hệ thống kĩ năng (cơ bản và kĩ năng mềm) trong ứng xử với sự đa dạng và thay đổi.
3.2 Tiêu chí 3.2: Năng lực giao tiếp và hợp tác
Gồm 8 chỉ báo:
3.2.1. Sử dụng được tiếng Việt chuẩn mực, hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày và trong hoạt động chuyên môn.
3.2.2. Xác định được mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và thái độ giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.
3.2.3. Thực hiện được các yêu cầu của giao tiếp với thân chủ, với đồng nghiệp, với cán bộ quản lí các cấp và cộng đồng.
3.2.4. Thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ hợp tác trong học tập, hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống.
3.2.5. Đánh giá được hiệu quả hợp tác trong học tập và hoạt động nghề nghiệp.
3.2.6. Thực hiện được các hoạt động nhóm hiệu quả.
3.2.7. Thể hiện được sự tôn trọng những khác biệt, đa dạng của cá nhân và nhóm trong giao tiếp.
3.2.8. Có những hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.
3.3 Tiêu chí 3.3: Năng lực lãnh đạo
Gồm 3 chỉ báo:
3.3.1. Ý thức được sự lãnh đạo là phục vụ xã hội một cách chính đáng và
chuyên nghiệp.
3.3.2. Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.
3.3.3. Xác định được nhu cầu và khả năng của người khác để thu hút, thuyết phục, dẫn dắt và tổ chức trong công việc.
3.4 Tiêu chí 3.4: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Gồm 6 chỉ báo:
3.4.1. Đưa ra được ý tưởng mới.
3.4.2. Xác định được tình huống có vấn đề; phát hiện và làm rõ vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác.
3.4.3. Hình thành và triển khai được ý tưởng mới.
3.4.4. Đề xuất, lựa chọn được giải pháp; thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề.
3.4.5. Thiết kế và tổ chức được hoạt động; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề.
3.4.6. Đánh giá được giải pháp đã thực hiện; phản ánh được giá trị của giải pháp.
3.5 Tiêu chí 3.5: Năng lực nhận thức về văn hoá – xã hội
Gồm 3 chỉ báo:
3.5.1. Có hiểu biết cơ bản về nền văn hoá dân tộc và những vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước.
3.5.2. Phát triển được văn hoá cá nhân để tạo dựng đời sống tinh thần phong phú và lối sống có văn hoá phù hợp với chuẩn mực xã hội, phù hợp với môi trường nhà trường.
3.5.3. Thiết kế và tổ chức được các hoạt động xây dựng môi trường văn hoá nhà trường để hỗ trợ, thúc đẩy học tập.
3.6 Tiêu chí 3.6: Năng lực phản biện
Gồm 3 chỉ báo:
3.6.1. Có tư duy độc lập.
3.6.2. Phân tích và đánh giá được thông tin đã có theo cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định được tính chính xác của thông tin.
3.6.3. Lập luận phản bác có cơ sở khoa học đối với kết quả của một quá trình tư duy để xác định lại tính chính xác của kết luận.
4 Tiêu chuẩn 4: Năng lực ngành Công tác xã hội
Tiêu chuẩn 4 gồm 7 tiêu chí.
4.1 Tiêu chí 4.1: Năng lực kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành Công tác xã hội
Gồm 5 chỉ báo:
4.1.1. Giải thích được các kiến thức nền tảng về các quy luật, nguyên lí của tự nhiên, xã hội và con người có liên quan đến chuyên ngành công tác xã hội.
4.1.2. Phân tích về vai trò, chức năng, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội và các dịch vụ xã hội trong hệ thống an sinh xã hội.
4.1.3. Giải thích được về mối quan hệ giữa hành vi con người với môi trường
xã hội.
4.1.4. Giải thích và đánh giá được hệ thống luật pháp, chính sách xã hội trong giải quyết các vấn đề xã hội.
4.1.5. Phân tích các mối quan hệ giữa chính sách tăng cường quyền con người và công bằng xã hội.
4.2 Tiêu chí 4.2: Năng lực đánh giá cá nhân, gia đình, nhóm và các tổ chức và cộng đồng
Gồm 3 chỉ báo:
4.2.1. Thu thập tổ chức, phân tích và đánh giá những thông tin từ hệ thống thân chủ.
4.2.2. Xây dựng các mục đích và mục tiêu can thiệp dựa trên phân tích điểm mạnh, nhu cầu, thách thức trong hệ thống thân chủ với sự đồng thuận chung.
4.2.3. Lựa chọn các chiến lược can thiệp phù hợp dựa trên kết quả đánh giá, kiến thức về nghiên cứu, các giá trị và sự ưu tiên của các hệ thống thân chủ.
4.3 Tiêu chí 4.3: Năng lực can thiệp với các cá nhân, gia đình, các nhóm, tổ chức và cộng đồng
Gồm 3 chỉ báo:
4.3.1. Thực hành các vai trò của nhân viên công tác xã hội trong quá trình can thiệp bao gồm: tham vấn, giáo dục, huy động, kết nối nguồn lực, chuyển gửi, vận động chính sách, biện hộ.
4.3.2. Thực hiện phối hợp liên ngành khi cần thiết để đạt được những kết quả thực hành nghề hiệu quả.
4.3.3. Xây dựng được các chương trình, hoạt động phòng ngừa các vấn đề xã hội.
4.4 Tiêu chí 4.4: Năng lực lượng giá quá trình can thiệp cá nhân, gia đình, các nhóm, tổ chức và cộng đồng
Gồm 2 chỉ báo:
4.4.1. Lựa chọn các phương pháp phù hợp để lượng giá kết quả can thiệp.
4.4.2. Phân tích giám sát và lượng giá các tiến trình và kết quả can thiệp.
4.5 Tiêu chí 4.5: Năng lực nghiên cứu Công tác xã hội
Gồm 3 chỉ báo:
4.5.1. Đề xuất ý tưởng và xây dựng đề cương nghiên cứu công tác xã hội.
4.5.2. Vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính vào thực hiện các nghiên cứu công tác xã hội.
4.5.3. Triển khai đề tài nghiên cứu công tác xã hội trên thực tế.
4.6 Tiêu chí 4.6: Sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn
Gồm 3 chỉ báo:
4.6.1. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành công tác xã hội.
4.6.2. Sử dụng hiệu quả các tài liệu ngoại ngữ nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu.
4.6.3. Khai thác, tra cứu, sử dụng và quản lí được các nguồn tài nguyên, thông tin.
4.7 Tiêu chí 4.7: Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động chuyên môn công tác xã hội
Gồm 4 chỉ báo:
4.7.1. Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông dựa trên tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội.
4.7.2. Có khả năng sử dụng công nghệ để thu thập và phân tích dữ liệu chuyên môn ngành công tác xã hội.
4.7.3. Thiết kế sản phẩm truyền thông công tác xã hội: ý tưởng, nội dung, kịch bản, tổ chức, thực hiện.
4.7.4. Sử dụng các phương tiện, hình thức, phương pháp truyền thông để thực hiện các sản phẩm truyền thông công tác xã hội.